U hoài lăng phó vương giữa lòng Hà Nội

TPO - Được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962 (cùng đợt với đền Ngọc Sơn, chùa Bộc..), khu lăng mộ Hoàng Cao Khải được xem là công trình kiến trúc bằng đá lớn thứ hai ở Việt Nam (sau thành nhà Hồ).

> Hà Nội : Hoang phế Trung Liệt miếu

 

Hoàng Cao Khải (1850–1933), là nhà văn, nhà sử học và là đại thần dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1897, Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về Huế lãnh chức thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ.

Sau khi về hưu, ông lui về ấp Thái Hà, Hà Nội. Năm 1893 lăng mộ của ông được xây dựng, nay nằm ở khu vực ấp Thái Hà cũ, nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.

Lăng Hoàng Cao Khải từng được Bộ Văn hóa lúc đó đánh giá: “Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương”...

Nhưng nay lăng Tổng đốc Hà Nội nằm lặng lẽ một góc giữa bộn bề của cuộc sống thành thị.

 

Công trình kiến trúc tinh xảo được đánh giá đạt đến trình độ kỹ thuật cao trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.

 

Toàn bộ lăng được xây bằng đá cẩm thạch theo kiểu chữ "Đinh", dài 8m, cao 6m.

Đá xây dựng được chở về từ phủ Quốc Oai (Hà Tây). Chế tác đá là các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa).

 

Các cột, trụ, xà, bẩy, cửa võng, diềm, tường...

 

nền đều bằng đá và được chạm trổ trau chuốt.

 

Trước kia sau lăng có đồi Nghinh Phong (Đón gió) cao 10m, có hồ Tẩm Nguyệt (Dầm trăng) và những dòng mương uốn lượn.

 

Ở quần thể kiến trúc lăng Hoàng Cao Khải, có thể dễ dàng nhận ra bản sắc kiến trúc thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX, thể hiện qua các họa tiết trang trí...

 lá thông, lá sen...

hai hàng lính chầu...

 

hình ảnh rồng đá dữ tợn...

bậc tam cấp với cặp mây hóa rồng.

 

Theo tài liệu của nhà nghiên cứu người Pháp Phillippe Papin, phía trước lăng mộ Hoàng Cao Khải hồi đầu thế kỷ XX có hai dãy tượng gồm 8 chiến binh cao 1,3m cầm gươm đứng gác.

 

Nhưng nay chỉ còn lại ba bức tượng phía tay trái lăng. Hiện một phần ba bức tượng đã bị chôn chặt dưới nền xi măng.

 

GS sử học Trần Lâm Biền cũng đồng tình: “Ở một góc độ nào đó có thể coi quần thể di tích lăng mộ Hoàng Cao Khải là đỉnh cao của kiến trúc thời Nguyễn".

Thế nhưng công trình kiến trúc bằng đá đỉnh cao này đang phải tồn tại...

giữa thực tế của cuộc sống đô thị ồn ào.

Theo Viết