Tuyển sinh vẫn lòng vòng

Một số trường không nhận hồ sơ thi nhờ Ảnh: Hồng Vĩnh
Một số trường không nhận hồ sơ thi nhờ Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Số lượng thí sinh đăng ký dự thi chính thức vào các trường ĐH, CĐ đã được chốt lại. Đây là thời điểm chính xác để các thí sinh nhìn lại và đưa ra quyết định chọn trường thi trong số hồ sơ đã nộp, trong khi các nhà tuyển sinh còn băn khoăn.

> Bộ GD&ĐT xử phạt 7 đơn vị sai phạm liên kết đào tạo

Thí sinh đã trở lại với kỹ thuật và sư phạm

Số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) vào khối các trường kinh tế-tài chính vẫn không thay đổi theo chiều hướng tốt như những nhận định lạc quan trước đây.

ĐH Ngoại thương nhận được 10.000 hồ sơ ĐKDT, tăng hơn 1000 so với năm trước. Học viện Tài chính thu được hơn 13.000 hồ sơ ĐKDT, tăng hơn 100 hồ sơ so với năm 2011. ĐH Kinh tế quốc dân nhận được số hồ sơ khổng lồ với con số không dưới 22.000.

Dấu hiệu quay lại với kỹ thuật và sư phạm là nhận định của ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Bách khoa HN và ông Nguyễn Hắc Hải, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm HN.

ĐH Bách khoa nhận được hơn 19.000 hồ sơ, tăng gần 2.000 so với năm trước. ĐH Sư phạm HN có 16.300 hồ sơ, tăng 1.000 hồ với năm trước.

Ông Hoàng Minh Sơn cho rằng lý do chính là thí sinh có dấu hiệu quay đầu lại với các ngành kỹ thuật và do các trường nâng cao chất lượng và uy tín. Ông Nguyễn Hắc Hải lý giải bằng sự xuất hiện của khối A1, khối thi phù hợp với một số ngành liên quan đến các ngành công nghệ.

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ HN có 16.469 hồ sơ, giảm 109 hồ sơ. Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng trường này cho biết, khối ngành khoa học công nghệ của trường này chiếm 20,7% và tăng so với năm ngoái.

Giảm dần số lượng đào tạo chính quy

Viện ĐH Mở HN năm nay bất ngờ không tổ chức thi. Ông Lê Văn Thanh, GĐ Viện ĐH Mở lý giải: Hàng năm, dù nhận được số hồ sơ rất lớn nhưng khoảng 10-12 người chỉ có 1 người ở sức học trung bình được chọn vào học và cũng thường đến với trường ở NV2 là nhiều.

Như vậy, để giảm thiểu gánh nặng cho người học, giảm thiểu công việc cho cán bộ trong mùa hè nên năm nay Viện ĐH Mở không tổ chức thi.

Một trong những lý do ông Thanh đưa ra là nhà trường cần tập trung tâm sức vào việc nâng cao chất lượng để thực hiện lộ trình của thông tư 57 (quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp nhằm tạo điều kiện để người học và xã hội giám sát khả năng đảm bảo của cơ sở đào tạo-PV).

Để thực hiện quy mô đào tạo phải đảm bảo tương thích với cơ sở vật chất, ông Thanh nói, nhà trường sẽ tập trung vào hoàn thiện chương trình, giáo trình, bồi dưỡng cán bộ giáo viên để nâng cao chất lượng và giảm dần số lượng đào tạo chính quy. Ông Thanh cho biết, năm nay Viện ĐH Mở giảm 30% chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy, và các năm tiếp theo, sẽ giảm 10% để tập trung nâng cao chất lượng, tăng cường đào tạo từ xa.

Vẫn… lòng vòng

Vì một số trường ĐH, CĐ không tổ chức thi nên các thí sinh muốn được tuyển vào các trường này phải nộp hồ sơ thi nhờ các trường ĐH, CĐ khác để lấy kết quả nộp.

Đó là chủ trương được thực hiện nhiều năm nay trong tuyển sinh, nhưng, theo phản ánh của các nhà tuyển sinh, hiện tượng này gây ra không ít rắc rối.

Một số trường, đã thông báo: Không nhận hồ sơ thi nhờ, nhưng kết quả các Sở GD&ĐT vẫn chuyển tới 2.400 hồ sơ của thí sinh thi nhờ vào mấy chục trường ĐH, CĐ!

Trường nhận hồ sơ thi nhờ sẽ phải xử lý hồ sơ (trường sẽ đào tạo - không biết về hồ sơ của các thí sinh mà mình sẽ đào tạo), tổ chức thi, gửi kết quả thi và giấy báo điểm của chỉ chừng ấy học sinh tới vài chục trường ĐH, CĐ mang tên khác nhau. Sau đó các trường nhận thí sịnh đào tạo sẽ lọc lại thông tin, in lại giấy báo điểm để gửi cho thí sinh.

Con đường lòng vòng như thế được coi là có khả năng nhầm lẫn và sai sót xảy ra cao hơn trong quá trình xử lý, truyền dữ liệu, gửi giấy báo. Sau đó có thể còn có việc xác nhận điểm của thí sinh nếu có sai sót, xê dịch kết quả.

Dữ liệu nào được sửa, dữ liệu nào không được sửa, sai sót hồ sơ ai chịu trách nhiệm... Đó là những câu hỏi nhà tuyển sinh có trách nhiệm đặt ra.

Nên chăng, quy trình thi nhờ và nhờ thi được sửa lại. Vì theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Bách khoa HN chỉ có sửa lại mới tránh được sai sót, nhầm lẫn và kẽ hở sẽ dẫn đến tiêu cực.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.