Tuyển sinh  ĐH 2019 nhóm ngành sức khỏe: Mù mờ điều kiện tuyển sinh

Sinh viên làm thủ tục nhập học. ảnh: Như Ý
Sinh viên làm thủ tục nhập học. ảnh: Như Ý
TP - Năm 2019, nhóm ngành sức khỏe được Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế thống nhất có quy định riêng về ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn). Thế nhưng, dù thông tư hướng dẫn được Bộ GD&ĐT công bố khá rõ từ tháng 2/2019 nhưng đến giờ, dù chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, một số trường có đào tạo nhóm ngành này đều “lờ” đi điều kiện đảm bảo chất lượng này.

Lờ quy định

Tại thông tư hướng dẫn  tuyển sinh ĐH, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên ban hành tháng 2/2019, Bộ GD&ĐT quy định:  Đối với các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng trình độ đại học: xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi vào các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học; xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên vào các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng;

Đối với những trường xét tuyển kết hợp trong đó có xét tuyển học bạ một, hai môn trong tổ hợp xét tuyển, Bộ quy định điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ đại học: Đối với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên.

Thế nhưng, ngày 22/7 tới, thí sinh trên cả nước sẽ điều chỉnh nguyện vọng nhưng nhiều trường ĐH đào tạo nhóm ngành sức khỏe vẫn “lờ” đi quy định đảm bảo chất lượng đầu vào mà Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đã quy định.

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ năm nay tiếp tục tuyển sinh các ngành Y đa khoa, Điều dưỡng, Dược, Răng hàm mặt.  Đây đều là những ngành hot thuộc nhóm ngành sức khỏe hiện nay. Tuy nhiên, trong 4 ngành, có hai ngành không xét tuyển học bạ là Y đa khoa và Răng hàm mặt. Hai ngành Dược và điều dưỡng vừa xét tuyển học bạ THPT vừa xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên website của trường và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT thì điều kiện để xét tuyển dựa vào học bạ đối với Dược và Điều dưỡng là 20 điểm. Trường đã “bỏ quên” quy định phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi như trong quy chế của Bộ GD&ĐT đối với ngành Dược và loại khá đối với ngành điều dưỡng.

Trường ĐH Thành Đông cũng đào tạo ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Dược, Điều dưỡng. Trường có 2 phương thức xét tuyển là  xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT (xét tuyển theo học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn) và xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, ở phương thức xét tuyển kết quả học tập ở bậc THPT, trường chỉ yêu cầu hạnh kiểm xếp loại khá và cũng không nhắc đến học lực giỏi năm lớp 12 đối với các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Dược và học lực lớp 12 loại khá đối với ngành điều dưỡng.

Trường ĐH Thành Đô cũng tuyển sinh ngành Dược bằng hai phương thức là kết quả thi THPT quốc gia và học bạ. Tuy nhiên, với phương thức xét tuyển học bạ, trường cũng không công bố điều kiện học lực lớp 12 như quy định. 

Chỉ tiêu xét tuyển học bạ gấp 9 lần chỉ tiêu xét tuyển thi THPT quốc gia

Điều đáng nói, một số trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe dành chỉ tiêu để xét tuyển bằng phương thức học bạ nhiều hơn hơn chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia. Ví dụ như trường ĐH Thành Đông. Ngành Y đa khoa theo thông báo của trường có 100 chỉ tiêu nhưng chỉ có 10 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia còn 90 chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác trong đó có phương thức xét tuyển bằng kết quả học tập THPT. Ngành y học cổ truyền trường cũng dành tới 180 chỉ tiêu để xét tuyển bằng kết quả học tập ở bậc THPT. Với ngành Dược, trường chỉ dành 15 chỉ tiêu để xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, còn 35 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả học THPT.

Điều đáng nói, trong đề án tuyển sinh trường đăng trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT thì trường xét tuyển tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) cho ngành Y đa khoa. 

Tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, với hai ngành có xét tuyển bằng kết quả học bậc THPT (Điều dưỡng và Dược) thì chỉ tiêu dành cho phương thức này cũng chiếm 50% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Không những thế, nhiều trường mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ chỉ 20 điểm/3 tổ hợp. Theo nhiều chuyên gia, với mức điểm này, chỉ cần mỗi môn xét tuyển trong tổ hợp khoảng 6,5 là thí sinh có thể trúng tuyển vào nhóm ngành sức khỏe. Tuy không vi phạm quy chế tuyển sinh năm nay, nhưng việc lấy mức điểm chuẩn này là khá thấp đối với nhóm ngành này và rất vô lý.

Nói về tình trạng các trường có đào tạo nhóm ngành sức khỏe đang cố “lờ” điều kiện đảm bảo chất lượng do Bộ GD&ĐT quy định, đại diện Vụ Giáo dục ĐH cho biết, Vụ đang rà soát lại đề án tuyển sinh của các trường để nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời trước thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.