Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga

Project 1239 được coi là tàu tên lửa đệm khí duy nhất trên thế giới và hiện chỉ có Nga sở hữu hai chiếc.
Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 1 Tàu đệm khí là loại tàu có bộ phận tạo ra một lực rất lớn đẩy tàu lên cách mặt đất,mặt nước một khoảng cách nhất định.tàu di chuyển được nhờ lực đẩy của động cơ hay cánh quạt. Nguyên lý hoạt động của tàu đệm khí là dùng một luồng khí nén áp lực cao nâng con tàu lên, không tiếp xúc với mặt đất - mặt nước. Trong lĩnh vực quân sự, tàu đệm khí thường được ứng dụng thiết kế tàu vận tải đổ bộ. Tuy nhiên, một quốc gia đã đi theo hướng khác - phát triển tàu tên lửa đệm khí và tạo ra mẫu tàu chiến độc nhất vô nhị hiện nay.
Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 2 Đó là thiết kế tàu tên lửa đệm khí Project 1239 (NATO định danh là lớp Bora) do Tổng Công trình sư L. Elssky thiết kế, được nhà máy Zelenodolsk chế tạo cho Hải quân Liên Xô và sau đó là thuộc sở hữu Hải quân Nga.
Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 3

Tàu đệm khí trang bị tên lửa Project 1239 Bora được chế tạo từ năm 1988 cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và tuần tra chống các tàu mặt nước cỡ nhỏ, cỡ lớn. Hai chiếc được chế tạo gồm: Bora (615) hạ thủy năm 1988, biên chế 1997 và Samun (616) hạ thủy 1995, biên chế 2000 cùng vào Hạm đội Biển Đen. Hiện nay, trên thế giới chính xác chỉ có Nga sở hữu tàu đệm khí tên lửa, không một quốc gia nào khác được trang bị loại tàu nào tương tự.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 4

Ngoài ra, Project 1239 Bora cũng là tàu chiến lớn nhất trên mặt biển hiện nay dùng thiết kế thân tàu kiểu 2 thân. Nó có lượng giãn nước khaongr 1.050 tấn, dài 64m, rộng 18m, mớn nước 3m.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 5

1239 Bora thừa hưởng mọi tính năng ưu việt của tàu đệm khí, đặc biệt là tốc độ cực cao trên biển. Theo đó, nó có thể "phi" với tốc độ tối đa đến 55 hải lý/h (tức 102km/h) với tầm hoạt động 1.500km hoặc tăng lên 4.600km nếu chạy tốc độ kinh tế 12 hải lý/h. Nhìn chung, nó rất thích hợp kiểu "đánh và chuồn" với tốc độ cực cao này.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 6

Để có tốc độ đó, tàu đệm khí tên lửa Bora được trang bị hai động cơ tuốc bin khí M10-D1 công suất 60.000 mã lực với hai trục cánh quạt 3 lá; hai động cơ diesel M511 công suất 20.000 mã lực với hai cánh quạt 3 lá và hai động cơ diesel tăng áp phụ trợ 6.800 mã lực sử dụng để bơm váy.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 7

Hỏa lực chống hạm của con tàu là “không phải dạng vừa đâu” với hai bệ phóng 8 tên lửa hành trình chống hạm P-270 Moskit.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 8

Đến nay, P-270 Moskit vẫn là một trong những tên lửa chống hạm nguy hiểm nhất thế giới với tốc độ hành trình siêu thanh đến Mach 3 ở độ cao lớn và Mach 2,2 ở độ cao thấp. Tốc độ này gấp ba lần tốc độ tên lửa hành trình Harpoon Mỹ hay Exocet Pháp. Cùng tầm bắn khoảng 120-150km, Harpoon và Exocet "để" cho tàu địch có 120-150 giây để phản ứng, phòng thủ, thì với Moskit "địch" chỉ còn 25-30 giây phản ứng - quá ít để làm gì đó trước khi bị tiêu diệt.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 9

Tên lửa Moskit trang bị đầu đạn thuốc nổ bán xuyên giáp 320kg đủ sức hạ gục mọi tàu chiến lớn - nhỏ, tầm bắn 120-150km là xa nhất hoặc tối thiểu là 10-12km.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 10

Hỏa lực phòng không của tàu tên lửa đệm khí Bora ở mức trung bình với tổ hợp tên lửa hải đối không 9K33M Osa-MA (trong ảnh bệ tròn là nơi đặt bệ phóng Osa-MA với 20 đạn, phía sau nó là đài radar dẫn bắn, phía trước nó là bệ pháo AK-630); 2 bệ pháo phòng không AK-630 và giá phóng cùng 16 tên lửa vác vai 9K38 Igla.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 11

Đạn tên lửa 9M33 của OSA-MA đạt tầm bắn 15km, độ cao 12km, dẫn đường vô tuyến.

Tường tận tàu tên lửa độc nhất vô nhị của Nga ảnh 12

Ngoài ra, ở phía trước thượng tầng trang bị pháo hạm AK-176M 76,2mm có thể phòng không, chống tàu mặt nước hoặc tấn công mục tiêu ven bờ.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG