Tướng của chiến tranh, tướng của bóng đá

Tướng của chiến tranh, tướng của bóng đá
Bước vào tư gia của Trung tướng, nguyên Tư lệnh QK4 Đoàn Sinh Hưởng, đập vào mắt chúng tôi là những chiếc xe tăng mô hình và rất nhiều trái bóng, cúp, cờ... Đó là niềm tự hào, niềm đam mê và là tài sản cả đời của một nhân chứng từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cũng là vị Chủ tịch đáng kính của đội bóng QK4 nổi danh một thời.

Nguyên Tư lệnh QK4 Đoàn Sinh Hưởng:

Tướng của chiến tranh, tướng của bóng đá

> TPHCM: CLB bóng đá Navibank Sài Gòn ra mắt
> 'Cầu thủ của chúng tôi luôn ý thức họ là quân nhân'
> Giải mã Quân khu 4

Bước vào tư gia của Trung tướng, nguyên Tư lệnh QK4 Đoàn Sinh Hưởng, đập vào mắt chúng tôi là những chiếc xe tăng mô hình và rất nhiều trái bóng, cúp, cờ... Đó là niềm tự hào, niềm đam mê và là tài sản cả đời của một nhân chứng từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cũng là vị Chủ tịch đáng kính của đội bóng QK4 nổi danh một thời.

Tướng Hưởng (trái) trò chuyện cùng tác giả
Tướng Hưởng (trái) trò chuyện cùng tác giả.

Kể chuyện tấn công dinh Độc Lập bằng ngôn ngữ bóng đá

Được ngồi nghe Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng kể chuyện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng ngôn ngữ bóng đá là niềm may mắn của chúng tôi. Ông kể: “Địch phòng ngự tầng tầng lớp lớp gồm phòng ngự từ xa, phòng ngự khu vực, phòng ngự áp sát và có cả “hậu vệ thòng” sẵn sàng bọc lót. Đầu tiên, chúng tôi phải nghiên cứu đối thủ, tấn công địch bằng bộ binh (tức bóng sệt). Ta có 4 xe tăng, địch có tới 24 cái. Với tương quan lực lượng như thế, ta không thể đánh vỗ mặt mà phải lúc tiến, lúc thoái, phối hợp nhuần nhuyễn như kiểu bật nhỏ trung lộ. Cuối cùng, sau 30 phút, ta tiêu diệt 12 xe tăng địch, 12 cái còn lại ra đầu hàng hết”.

“Chúng tôi là đơn vị mở đầu và cũng là đơn vị kết thúc chiến dịch tấn công vào khung thành của địch. Bằng chiến thuật tổng lực, mỗi đơn vị như một cầu thủ, sử dụng kỹ thuật cá nhân có, làm động tác giả hoặc bật tường trung lộ cũng có, chúng tôi đã đến ngã tư Bảy Hiền vào trưa 29/4. Và kíp xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập, lúc ấy băng lên dứt điểm, ghi bàn quyết định, hạ khung thành địch, mang chiến thắng về cho Tổ quốc”, Tướng Hưởng kể như thể “trận đấu” mới diễn ra hôm qua vậy.

HLV Mai Đức Chung tại hôm đón Hồng Quân
HLV Mai Đức Chung tại hôm đón Hồng Quân.

“Tôi mới là người đá trận Nam - Bắc đầu tiên”

Lịch sử BĐVN ghi nhận, trận giao hữu giữa đội Ngôi sao miền Bắc của các danh thủ Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung với đội Ngôi sao miền Nam của Phạm Huỳnh Tam Lang là trận đầu tiên giữa 2 miền Nam – Bắc sau ngày thống nhất đất nước. Nhưng theo Tướng Hưởng, trận Nam – Bắc đầu tiên diễn ra ngay sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, trước trận đấu chính thức kia cả 2 năm trời. Cụ thể, ngày 15/5/1975, đội Quân đoàn 3 của Tướng Hưởng về Bình Dương đá với đội Lã Bố - đội bóng do trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang làm đầu tầu.

Ông tiếp tục kể: “Khi hành quân đến sân, cả đội choáng váng vì nhìn đội bạn quần áo xanh đỏ rất đẹp, đi giày đinh đúng phong cách của bóng đá tây và đặc biệt là có rất nhiều ngôi sao, tên tuổi lớn của bóng đá miền Nam lúc bấy giờ. Còn mình, lấy quần áo chiến sĩ làm đồng phục, không đeo số, giày thi đấu chính là giày hành quân”. Trong trận đấu ấy, cầu thủ Đoàn Sinh Hưởng có một bàn thắng rất đẹp khi đi qua 2 hậu vệ đội bạn rồi dứt điểm vào đúng góc chữ A, nhưng đội Quân đoàn 3 vẫn thua đậm với tỷ số 1-5.

Trong cuộc đời đá bóng của mình, trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cũng nhiều lần bị chấn thương nặng. Một lần, trong nỗ lực tung người móc bóng, ông bị ngã và lật khớp cổ tay. Do yêu cầu chiến đấu, ngay trong đêm đó, đơn vị của ông phải hành quân gấp nên chỉ kịp bó mấy cây thuốc rừng. Ông cười đùa chỉ vào khớp cổ tay: “Giờ nó thành tật rồi và vào thời điểm đó, mình còn không cầm được cờ lệnh”.

“Vị tướng chiến trường”, “vị tướng sân cỏ” và “vị tướng của chiến thắng”, người ta vẫn gọi Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh QK4, Tiến sĩ khoa học quân sự, Anh hùng LLVTND, nguyên Chủ tịch CLB bóng đá QK4, một cách trìu mến như thế. Trong những ngày cả nước đang tưng bừng kỷ niệm chiến thắng lịch sử, những câu chuyện về ông càng được nhiều thế hệ kể cho nhau nghe như những bài học giáo dục truyền thống.

Hầm rượu thuốc tại gia

Sau bao nhiêu năm công tác, chiến đấu, Tướng Hưởng đã sưu tầm được nhiều loại thuốc quý và tất cả đều được mang đi ngâm rượu. Nhờ thế, đến bây giờ ông đã sở hữu một hầm rượu tại gia rất đa dạng về chủng loại. Về điều này, ông bảo: “Đó là một niềm tự hào nữa của tớ, với rất nhiều bài thuốc quý. Nó càng quý hơn vì chứa đựng cả tình đồng đội, đồng chí mà chẳng điều gì có thể so sánh được”.

Khóc vì CLB QK4 bị giải tán Nhắc đến đội bóng QK4, đôi mắt Tướng Hưởng vẫn sáng rực và nói với tất cả niềm tự hào. Đó là đội bóng độc nhất vô nhị trên thế giới. Ở đó các thành viên gọi nhau là đồng chí, di chuyển đến địa điểm tập luyện, thi đấu được gọi là hành quân, phần thưởng là bát mỳ tôm với 2 quả trứng... Nhưng CLB QK4 cũng gợi lại những nỗi đau. Tướng Hưởng tâm sự: “15 ngày sau khi tôi nghỉ hưu, CLB bị mang đi bán, 7 năm xây dựng bị xóa sạch trong 30 phút, gần 200 cháu cầu thủ lớn nhỏ bơ vơ. Tôi đã khóc và nó giờ vẫn là nỗi đau không bao giờ thành sẹo”.

Theo Minh Hải
Bóng đá +

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG