Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu năm 2021: Quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu năm 2021: Quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống
TPO - Từ ngày 12/11 đến hết tháng 12/2021 trên địa bàn các xã, thị trấn Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh diễn ra chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc sinh sống ở nơi đây.

Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội mùa vàng và Hội hoa sở Bình Liêu năm 2021 được tổ chức nhằm triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch huyện Bình Liêu. Đây còn là hoạt động góp phần quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn Bình Liêu, từng bước khẳng định dấu ấn đặc sắc của du lịch Bình Liêu trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.

Dự kiến, Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội mùa vàng và Hội hoa sở Bình Liêu năm 2021 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/11 tại khu vực danh thắng ruộng bậc thang xã Lục Hồn, sân nhà văn hoá xã Húc Động, chợ Trung tâm thị trấn và Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu. Trong đó, chương trình khai mạc sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 13/11 tại sân khấu Đình Lục Nà (xã Lục Hồn).

Điểm nhấn là Hội hoa sở Bình Liêu năm 2021 dự kiến khai mạc 9h ngày 11/12 tại khu rừng sở thôn Đồng Long (xã Đồng Tâm) với các hoạt động như chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ khai mạc; tổ chức cho du khách tham quan rừng sở; giải đua xe đạp “Khám phá đường biên giới Bình Liêu thiêng liêng, hùng vĩ”; giao lưu các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian; mua sắm tại hội chợ bày bán các sản phẩm OCOP Quảng Ninh.

Trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra chuỗi các hoạt động hấp dẫn như Phiên chợ đêm Bình Liêu; Giải chạy chinh phục sống lưng khủng long, Lễ khánh thành điểm dừng chân cột mốc 1305 và các chương trình khám phá, chinh phục “Bình Liêu - thiên đường hoa lau biên giới”; Chương trình Dù lượn bay trên mùa vàng; Chạy marathon “Chinh phục cung đường mùa vàng”; hoạt động văn hoá thể thao, trò chơi dân gian, một số hoạt động nghi lễ bản sắc văn hoá dân tộc; bóng đá nữ...

Nằm cách thủ đô Hà Nội 270 km, thành phố Hạ Long 108 km, Bình Liêu là một huyện đồi núi của Quảng Ninh có khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.

Bình Liêu là nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nhất tỉnh Quảng Ninh, nơi đây còn lưu giữ được những nét văn hóa riêng như: Nghệ thuật diễn xướng Then của người Tày, hát Sán cổ của người Dao, Soóng cọ của người Sán Chỉ...

Bình Liêu cũng là địa phương còn giữ được nét văn hóa bản địa đặc sắc của những bản làng dân tộc với những mái nhà đơn sơ, mộc mạc tại các bản Sông Moóc (xã Đồng Văn), Cao Thắng (xã Lục Hồn). Nhiều bản làng còn hoang sơ như bản Đồng Thanh (xã Hoành Mô)... vẫn còn gìn giữ, bảo tồn được những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.