Từ vụ việc cô gái trẻ ở Hà Nội rơi xuống hầm thang máy: Cần cẩn trọng và chú ý an toàn!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bị kẹt thang máy ở khu vực tầng 7, trong lúc trèo ra ngoài, N.H.A (sinh năm 2000, Hà Nội) đã bất ngờ rơi xuống tầng 1 theo hố thang máy dẫn đến tử vong.

Cô gái trẻ tử vong thương tâm khi bị rơi vào hầm thang máy

Sáng 22/10, lãnh đạo Đội hình sự, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, sự việc trên xảy ra vào khoảng 23h ngày 19/10, tại một tòa nhà cao tầng trên phố Kim Mã, phường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), khiến một nạn nhân tử vong.

Từ vụ việc cô gái trẻ ở Hà Nội rơi xuống hầm thang máy: Cần cẩn trọng và chú ý an toàn! ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Theo đó, khi cô gái N.H.A. (SN 2000, trú tại phố Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa) cùng chị N.Q.N. (SN 1998, ở phường Kim Mã) đi thang máy từ tầng 8 xuống tầng một tòa nhà cao tầng nói trên, thì thang máy gặp sự cố tại tầng 7.

Hai người bị mắc kẹt bên trong thang máy. Lúc này, 2 cô gái đã gọi cứu hộ thang máy và được bảo vệ tòa nhà hỗ trợ mở cửa thang máy.

Trong lúc N.H.A. trèo từ tầng 7 ra bất ngờ bị rơi vào hầm thang máy xuống tầng một. Nạn nhân ngay sau đó được đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu nhưng đã tử vong. Hiện tại, Công an quận Ba Đình đang tiến hành các công tác điều tra, làm rõ sự việc.

Làm gì để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn đáng tiếc khi đi thang máy?

Sự cố trên khiến nhiều người lo ngại về độ an toàn khi sử dụng thang máy di chuyển trong những tòa nhà cao tầng hiện nay. Trên thực tế, một số sự cố thang máy xảy ra thời gian qua chủ yếu là do trong quá trình sử dụng động cơ không được bảo dưỡng đúng quy chuẩn.

Những vụ tại nạn như thế không nhiều bởi hầu hết hệ thống thang máy hiện đại được lắp đặt với cơ chế an toàn cao. Trước khi đưa vào sử dụng, thang máy đã được các cơ quan chức năng kiểm định nghiêm ngặt, lại thường xuyên bảo dưỡng nên xác suất bị hỏng hóc, rơi hoặc trục trặc là thấp. Đặc biệt, những thiết bị đạt chuẩn quốc tế đều có thắng cơ và thắng điện sẽ kẹp chặt cabin khi có sự cố.

Từ vụ việc cô gái trẻ ở Hà Nội rơi xuống hầm thang máy: Cần cẩn trọng và chú ý an toàn! ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Xét về góc độ an toàn khi thang máy gặp sự cố, trong bất kỳ tình huống nào, nếu người bên trong giữ được bình tĩnh để sáng suốt phản ứng tùy trường hợp, sẽ giúp giảm thiểu thương vong. Cụ thể, cần lưu ý như sau:

- Thông thường đang ở trong thang máy mà bị ngừng đột ngột, mọi người sẽ hoảng loạn, khóc lóc và tìm mọi cách "tháo tung" cabin để thoát ra ngoài. Phản ứng này trên thực tế không có ích gì mà chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Do đó điều đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh, không tìm mọi cách phá thang máy để trèo lên trên hay dùng tay để mở vì dường như không thể.

- Bấm nút mở cửa cabin là bước tiếp theo bạn nên làm. Nếu không được thì đừng quá sợ hãi. Nhiều người bị ám ảnh bởi những bộ phim hành động nên lo ngại khi thang máy gặp sự cố sẽ bị ngộp vì không đủ oxy. Thực tế hiếm khi xảy ra tình trạng này.

- Bấm chuông báo động khẩn cấp hoặc nút trợ giúp (thường là nút nổi bật nhất trong cabin) là điều cần làm. Trên thực tế mọi người thường quên động tác này. Nếu nút báo động không phát huy tác dụng, hãy gọi to hoặc gõ vào thành thang máy để báo cho người ở ngoài biết.

- Trường hợp thang máy rơi "không phanh", một số người nghĩ rằng tư thế khuỵu gối hay nhảy liên tục trên sàn thang máy sẽ an toàn hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Về lý thuyết, để an toàn, bạn phải nhảy lên cùng lúc và cùng tốc độ với thang máy trôi (khoảng 160 km một giờ), đó là điều không tưởng. Vì vậy nhảy lên chỉ làm gia tăng mức độ nguy hiểm mà thôi.

- Trường hợp cô gái trẻ N.H.A gặp phải, hiện chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, tuy nhiên nhiều người cho rằng có thể N.H.A rơi vào tình huống thang máy đang treo lơ lửng giữa 2 tầng. Cho nên khoảng trống sẽ nằm ở nửa trên tầng 8 và nửa dưới tẩng 7. Có thể hiểu là từ mặt sàn tầng 7 lên đến sàn thang máy đang bị kẹt là một khoảng trống chừng 1 mét. Nếu cứu hộ đúng cách thì sẽ cứu người ra ở tầng 8. Cứu người ra ở tầng 7 dễ bị trượt chân rơi vào khoảng trống giữa sàn thang máy và sàn hành lang. Nếu muốn cứu người ra từ tầng 7, thì phải đặt thanh chắn cửa thang máy để che khoảng trống đó cho an toàn. Do đó nếu bạn có bị kẹt như trong tình huống này thì cần yêu cầu nhân viên cứu hộ cho sàn cabin bằng tầng thì mới bước ra, tránh gặp phải sự cố đáng tiếc.

Từ vụ việc cô gái trẻ ở Hà Nội rơi xuống hầm thang máy: Cần cẩn trọng và chú ý an toàn! ảnh 6
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.