Tự kỷ - Thế giới dưới chụp đèn thủy tinh

Tự kỷ - Thế giới dưới chụp đèn thủy tinh
TPO - Tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển, không phải bệnh tâm lý. Không thể chữa khỏi hoàn toàn, song điều trị sớm có thể giúp trẻ vượt qua không ít giới hạn.

+ Thầm kín, thế giới nhỏ

Bộ phận khá lớn phụ huynh nói rằng, thoạt đầu sự phát triển con cái của họ không có gì phải lo lắng. Mối nghi ngờ “có chuyện gì đó khác lạ” thường xuất hiện vào thời điểm trẻ 2-3 tuổi. Sự giao lưu của trẻ với thế giới bên ngoài rất khó khăn. Trẻ không noi (hoặc chấm dứt phát ngôn), không hiểu ngôn ngữ cử chỉ nhằm vào mình, thỉnh thoảng không hiểu cả những từ đơn giản. Mỗi sự thay đổi trong môi trường sống, trong những thủ tục thường nhật đều gây cho bé tâm trạng hoảng loạn, bởi thế giới trở nên khó hiểu. Theo quy luật trẻ tự kỷ gắn bó với những vật dụng và trật tự nhất định trong môi trường, vì thế chúng có thể phản ứng hoảng hốt, thí dụ với sự thay đổi đồ đạc trong nhà, thay mầu vôi tường hoặc đưa chúng đến nhà trẻ theo tuyến đường khác tuyến đường đã quen.

Tự kỷ - Thế giới dưới chụp đèn thủy tinh ảnh 1

Thói quen lặp lại động tác theo khuôn mẫu không đổi, thí dụ xua tay mỗi lúc gật đầu là một trong những đặc điểm dễ nhận biết của trẻ tự kỷ. Mọi nỗ lực can thiệp vào hành vi ứng xử của trẻ đều có thể gây phản ứng bực tức. Đối tượng không có khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè. Thường né tránh vào một góc giữa đám đông cùng lứa. Không thích bắt chước người khác, vì thế không học được những hành vi ứng xử có lợi cho bản thân. Trẻ tạo ra thế giới của bản thân, giống như cuộc sống dưới chụp đèn thủy tinh. Đối với chúng, thế giới của số đông vận hành quá nhanh và không thể đoán biết.

+ Ẩn số lớn

Cho dù đã được mô tả trên 60 năm trước, khoa học vẫn chưa biết rõ, nguyên nhân gây tự kỷ. Thoạt đầu thịnh hành lý thuyết “người mẹ lạnh”, theo đó bệnh xuất hiện do lỗi vô cảm của người mẹ - đối tượng ruồng bỏ và không muốn đứa con hoặc không thể thỏa mãn những nhu cầu tình cảm của đứa trẻ vì nhiều lý do khác nhau. Gần đây lý thuyết đó đã bị loại bỏ. Những giả thiết sinh học nói về tổn thương mini tại những khu vực nhất định trên vỏ não (có thể nhận biết qua xét nghiệm cộng hưởng từ và chụp X quang). Có thể vì hậu quả rtục trặc nào đó trong thời gian người mẹ mang thai. Người ta cũng nói đến những yếu tố môi trường – một trong số giả thiết cho rằng, chính tình trạng nhiễm các kim loại nặng dẫn đến tự kỷ. Các nhà khoa học cũng giả định, trong trường hợp rối loạn này, các nhân tố di truyền có thể đóng vai trò nhất định. Không phụ thuộc vào nguyên nhân tự kỷ có một điều chắc chắn: cần phải nghiêm túc quan sát con mình và trao đổi sớm nhất với bác sĩ về những biểu hiện “dị thường” của đối tượng.

Tự kỷ - Thế giới dưới chụp đèn thủy tinh ảnh 2

+ Chỉ không quá muộn

Chẩn đoán sớm và điều trị nghiêm túc sẽ mang lại sự cải thiện quan trọng cho trẻ không may mắc bệnh sinh học thần kinh này. Sự gia tăng triệu chứng tự kỷ có thể thấy rõ hoặc không thấy rõ. Việc điều trị đối tượng trong trường hợp thứ hai thường sớm mang lại kết quả. Tiếc rằng đến nay vẫn chưa có những trắc nghiệm khả dĩ có thể dễ dàng khẳng định, liệu đối tượng có thực sự bị tự kỷ. Cách chẩn đoán chính xác nhất là kiên nhẫn quan sát trẻ trong thời gian ở nhà, ngoài bãi chơi tập thể và giữa bạn bè cùng lứa.

Tự kỷ - Thế giới dưới chụp đèn thủy tinh ảnh 3

Những chuyên gia điều trị có kinh nghiệm, các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý trị liệu có thể nhận biết bệnh và xác định những thiếu hụt do tự kỷ. Khi ấy sẽ ấn định liệu pháp thích hợp cho từng đối tượng. Không có một phương pháp chung áp dụng cho mọi trường hợp. Tất cả đều nhằm mục địch điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Đó là công việc mệt mỏi đối với cha mẹ, các nhà sư phạm, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm lý trị liệu. Chắc chắn không nên để trẻ cách ly môi trường – việc tạo điều kiển để chúng hòa nhập với bạn bè cùng lứa, với trường lớp đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo kết quả các công trình nghiên cứu tại Mỹ, trên 30% đối tượng tự kỷ thu hoạch được những năng lực xã hội cho phép chúng phát triển bình thường.

* 10 biểu hiện tự kỷ

1- Chậm phát triển khẩu ngữ - đến 12 tháng tuổi trẻ vẫn chưa bập bẹ tập nói, đến 18 thàng tuổi vẫn chưa thể phát ngôn những từ đầu tiên;

2- Không nỗ lực biểu hiện nhu cầu của mình bằng bất cứ cách gì – không thể hiện bằng ngôn từ, không thể hiện bằng cử chỉ cơ thể, cũng không có phản ứng – khi gọi tên;

3- Không quan tâm khi ai đó giới thiệu cái gì đó. Tự chỉ ra những đồ vật bản thân quan tâm. Có thể nhìn hàng giờ những đồ vật ưa thích.

4- Tiếp xúc thị giác thường chỉ thoảng qua. Hiếm khi cười với người khác.

5- Thích cô đơn. Thờ ơ với mọi người. Thường né tránh giao tiếp;

6- Không bắt chước hành vi ứng xử của người khác. Thường xử dụng đồ chơi theo ách dị thường;

7- Thể hiện những dạng vận động theo khuôn mẫu riêng – chạy vòng quanh, gật đầu xua tay…lặp lại nhiều lần;

8- Thỉnh thoảng có biểu hiện khiếm thính. Phản ứng dị thuờng với âm thanh;

9- Mẫn cảm thái quá hoặc thiếu mẫn cảm với mùi vị, nhiệt độ và đau đớn;

10- Đột nhiên thui chột những năng lực ngôn ngữ và xã hội từng có.

Khuê Minh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.