Đánh giá 4 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị:

Tự giác trong học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn
Đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn
TPO - Ngày 25/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết năm 2015; đánh giá 4 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội nghị. 

Tham dự hội nghị còn có các đồng chí Bí thư, Thường trực cấp ủy, các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và đại biểu của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở các điểm cầu trong cả nước.

Nhiều Đảng viên gương mẫu hiến đất để mở đường

Trình bày Dự thảo báo cáo sơ kết 4 năm việc thực hiện Chỉ thị 03, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, trong 4 năm qua việc thực hiện Chỉ thị 03 đã trực tiếp góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đoàn thể; trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm gương mẫu đi đầu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp được nâng cao hơn. Nhiều vấn đề tồn đọng, bức xúc ở cơ sở bước đầu được giải quyết, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào Đảng, Nhà nước.

Sau 4 năm thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã xuất hiện ngày càng nhiều những cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong cải cách hành chính, đổi mới lề lối tác phong công việc, cũng như đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực. Nhiều đảng viên, lãnh đạo chủ chốt đã gương mẫu hiến đất, mở đường, dồn điền – đổi thửa và xây dựng nông thôn mới. 

Bên cạnh đó việc lấy phiếu tín nhiệm trong các tổ chức đảng, các cơ quan dân cử đã thể hiện sự cố gắng sửa chữa khuyết điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc của nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Điều này đã góp phần từng bước nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cũng khẳng định, việc thực hiện Chỉ thị 03 đã tạo ra những thay đổi tích cực trong công tác của Mặt trận tổ quốc (MTTQ). MTTQ các cấp đã phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần tự giác, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy trong việc thực hiện học tập và làm theo gương Bác. Đảng đoàn, tổ chức đảng trong hệ  thống Mặt trận đã phát huy vai trò trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên trong việc rèn luyện đạo đức, phong cách và thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, hết lòng phục vụ nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tự giác trong học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ảnh 1

Đồng chí Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư và đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì Hội nghị.

Giám sát để tránh hô hào, chạy theo thành tích

Để đẩy mạnh việc nêu gương trong cán bộ chủ chốt cũng như thực hiện Chỉ thị 03, đồng chí Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy TP. HCM đề xuất, các địa phương phải đề ra những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với những vấn đề nóng của địa phương để giải quyết dứt điểm. Phải có cơ chế trách nhiệm để phát huy vai trò của cán bộ chủ chốt trong thực hiện Chỉ thị. Thực hiện Chỉ thị, việc động viên cán bộ tự giác làm theo là đúng nhưng phải đi kèm với kiểm tra, giám sát để tránh cho được sự hô hào, hình thức, chạy theo thành tích trong thực hiện Chỉ thị…. làm sao để đích cuối cùng của thực hiện Chỉ thị 03 là làm cho cán bộ công chức gần dân, hiểu dân và trọng dân. 

Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, khẳng định, việc đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt chi bộ đã góp phần làm cho sinh hoạt chi bộ thiết thực, cụ thể hơn. 

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác dần đi vào nền nếp trở thành ý thức tự giác, thành công việc quan trọng và ngày càng thiết thực hơn, hạn chế được các hình thức qua loa, chiếu lệ. Nhiều vấn đề bức xúc, tồn đọng ở cơ sở đã được các cấp lãnh đạo tập trung giải quyết, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, Đảng viên, Nhân dân vào Đảng, Nhà nước”, đồng chí Lê Hồng Anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên đồng chí Lê Hồng Anh cũng thẳng thắn chỉ ra hạn chế là trong việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo chủ chốt chưa gắn kết quả thực hiện với việc xem xét, đánh giá, quy hoạch, đề bạt bổ nhiệm cán bộ. Vẫn còn những biểu hiện thiếu gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên trong công tác và đời sống, gây tổn hại đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 

Đồng chí Lê Hồng Anh yêu cầu, thời gian tới các cấp uỷ, lãnh đạo chính quyền cần tiếp tục nâng cao nhận thức về yêu cầu phải thường xuyên và tự giác trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các cơ quan, đơn vị cần tập trung giải quyết dứt điểm những những vấn đề bức xúc, nổi cộm để đem lại niềm tin cho nhân dân.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, năm 2016 đất nước có nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp… Vì thế, việc thực hiện Chỉ thị cần được đẩy mạnh và triển khai một cách bài bản khoa học, tạo sự hưởng ứng, sức lan toả mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đồng chí Đinh Thế Huynh cũng đề nghị cần tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.