Từ 1/7, cấp nhanh giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Từ 1/7, cấp nhanh giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người dân sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, ông Tống Văn Nga, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đã khẳng định.
Từ 1/7, cấp nhanh giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ảnh 1
Ảnh: TBKT

Điểm mới của giấy chứng nhận theo Luật nhà ở so với sổ đỏ cấp theo Luật đất đai hiện nay là gì, thưa ông?

Điểm mới của giấy chứng nhận theo Luật nhà ở đó là việc Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của các tổ chức, cá nhân có nhà ở được tạo lập hợp pháp thay vì ghi nhận vào sổ đỏ theo quy định trong Luật đất đai.

Nội dung và mẫu giấy chứng nhận sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, cụ thể là trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì chỉ cấp một giấy là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp riêng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo quy định của Luật đất đai.

Hiện nay người dân đang rất bức xúc trước những quy định hành chính phức tạp về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Xin ông giải thích rõ hơn về các loại giấy tờ này?

Trước hết, phải khẳng định rằng việc Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2005/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng là để công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng của tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của Hiến pháp và Bộ Luật dân sự.

Kể từ ngày 01/7/2006, việc cấp giấy chứng nhận sẽ được thực hiện theo quy định của Luật nhà ở; những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP hoặc đã được cấp sổ đỏ mà có ghi nhận nhà ở trong sổ đỏ đó thì không phải đổi lại theo mẫu giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp người dân có nhu cầu cấp đổi lại giấy chứng nhận; đối với những trường hợp có nhà ở được tạo lập hợp pháp nhưng đến nay chưa được cấp giấy chứng nhận nếu có nhu cầu thì sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận theo Luật nhà ở thay vì cấp sổ đỏ theo Luật đất đai.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP.

Như vậy đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận theo Luật nhà ở?

Theo quy định của Luật nhà ở, đối tượng được cấp giấy chứng nhận bao gồm các tổ chức, cá nhân. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước nếu có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, đổi, được thừa kế, được tặng cho nhà ở đều thuộc diện được cấp giấy chứng nhận; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam để cho thuê thì được cấp giấy chứng nhận; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, được thừa kế, được tặng cho cũng được cấp giấy chứng nhận.

Xin ông cho biết trình tự, tự thủ tục cấp giấy chứng nhận và cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận này?

Về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, Luật nhà ở đã có quy định rất cụ thể cả về hồ sơ, trình tự và thời gian cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chỉ gồm 3 loại giấy tờ:

Đơn đề nghị cấp giấy (điền theo mẫu); một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập nhà ở hợp pháp; sơ đồ nhà ở, đất ở do chủ nhà tự đo vẽ hoặc thuê các tổ chức có tư cách pháp nhân về đo vẽ thực hiện đo vẽ.

Đối với cá nhân tại nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện; đối với tổ chức thì nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người dân sẽ được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người dân biết việc không được cấp giấy chứng nhận.

Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức (bao gồm tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài) và các trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của tổ chức và cá nhân; UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho cá nhân (bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài).

Đối với các trường hợp đã có các giấy tờ hợp lệ về nhà ở trước ngày 1/7/2006, nếu muốn giao dịch thì chủ sở hữu phải làm thế nào?

Theo quy định của Luật nhà ở, những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong các thời kỳ trước đây hoặc đã được cấp sổ đỏ mà có ghi nhận nhà ở trong sổ đỏ đó thì vẫn có giá trị pháp lý, chủ sở hữu có quyền sử dụng các giấy tờ này khi chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở.

Đối với người mua, người nhận đổi nhà ở, người được tặng cho, được thừa kế nhà ở sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Luật nhà ở.

Trường hợp người dân không thực hiện chuyển dịch nhà ở nhưng có nhu cầu cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới theo Luật nhà ở thì cũng được giải quyết với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.

Theo Huyền Ngân
Thời báo Kinh tế

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.