TT Philippines nhắc lại phán quyết biển Đông trong phát biểu trước Liên hợp quốc

Tổng thống Philippines Duterte trong bài phát biểu ghi hình gửi tới LHQ. (Ảnh: AP)
Tổng thống Philippines Duterte trong bài phát biểu ghi hình gửi tới LHQ. (Ảnh: AP)
TPO - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có quan hệ trắc trở với Liên Hợp quốc (LHQ), nên bài phát biểu đầu tiên của ông trước tổ chức này thu hút nhiều chú ý. Trong bài phát biểu dịp này, ông bảo vệ cuộc chiến chống ma túy, bác bỏ chỉ trích về nhân quyền và nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện biển Đông. 

Ông Duterte bày tỏ sẵn sàng “hợp tác một cách xây dựng” với LHQ, nhưng với điều kiện là “khách quan, không can thiệp, không chọn lọc và đối thoại thực sự”.

Từ khi lên nắm quyền năm 2016, ông Duterte thường bác bỏ những điều mà ông cho là sự can thiệp của quốc tế vào các vấn đề nộ bộ của Philippines. Các chính phủ và tổ chức nhân quyền phương Tây bày tỏ lo ngại về cuộc chiến chống ma túy mà ông triển khai, khiến hơn 5.700 người, chủ yếu là người nghèo, thiệt mạng.

 Dù hầu hết những người tiền nhiệm đều phát biểu trước Đại hội đồng, ông Duterte năm nay có bài phát biểu đầu tiên, sau khi Cao ủy LHQ về Nhân quyền Michelle Bachelet thúc giục ông “mang công lý đến những kẻ có tội và dừng kích động bạo lực với những người sử dụng hay bán ma túy”.

 Những can thiệp trước đây của LHQ vấp phải phản ứng gay gắt từ ông Duterte. Năm 2016, vài tháng sau khi lên cầm quyền, ông dọa rút khỏi LHQ sau khi cơ quan nhân quyền thuộc tổ chức này chỉ trích cuộc chiến chống ma túy. Năm ngoái, sau một trao đổi tương tự, ông Duterte đã rút khỏi Tòa án hình sự quốc tế, nơi vụ kiện về cuộc chiến chống ma túy đang ở trạng thái chờ.

 Dù trải qua nhiều sóng gió như vậy, ông Duterte phát biểu với giọng ôn hòa hơn khi nói về COVID-19, khi dịch bệnh này đang gây tổn thấy lớn về người và kinh tế ở Philipines.

 “Philippines coi trọng vai trò của LHQ trong cuộc chiến chống đại dịch”, ông Duterte nói. Ông hoan nghênh LHQ triển khai quỹ cứu trợ và kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo đảm tất cả mọi người đều được tiếp cận vắc-xin.

 Trong bối cảnh gặp nhiều sức ép phải nói về phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở biển Đông, ông Duterte nói trong bài phát biểu: “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ những nỗ lực nhằm làm suy yếu” phán quyết, được đưa ra dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

 “Philippies khẳng định cam kết trên biển Đông phù hợp với UNCLOS và phát quyết trọng tài năm 2016”, ông Duterte nói.

 “Phán quyết đó giờ đã là một phần của luật quốc tế, vượt lên khỏi những thỏa hiệp và tầm với của những chính phủ muốn pha loãng, giảm bớt hoặc bỏ rơi. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ những nỗ lực nhằm suy yếu nó”, ông Duterte nói.

 “Chúng tôi hoan nghênh việc ngày càng nhiều quốc gia ủng hộ phán quyết và điều mà nó đại diện: sự thắng lợi của lý lẽ trước những sự liều lĩnh, của luật pháp trước những rối loạn, của tình hữu nghị trước những tham vọng. Đây là là sự uy nghi của pháp luật”, ông nói.

 Sau khi phán quyết này được đưa ra năm 2016, ông Duterte đã gác sang một bên để theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.

 Về cạnh tranh Mỹ - Trung, Tổng thống Philippines nói rằng tình thế này có thể ảnh hưởng đến các nước nhỏ. “Khi voi đánh nhau, cỏ bên dưới sẽ bị giẫm nát”, ông nói.

 Cựu đại sứ Philippines tại LHQ Lauro Baja nói rằng đáng ra phán quyết phải được nhấn mạnh từ 3 năm trước, sau khi Philippines thắng vụ kiện. “Giờ thì thà muộn còn hơn không bao giờ”, ông Baja nói.

 Tháng trước, cựu ngoại trưởng Albert del Rosario, phó chánh án tòa án tối cao Antonio Carpio và cựu chánh thanh tra Conchita Carpio-Morales ra tuyên bố chung để thúc giục ông Duterte nêu phán quyết trước Đại hội đồng LHQ.

 Nhưng Ngoại trưởng Philipines Teodoro Locsin Jnr cho rằng không nên làm vậy, vì Philippies có nguy cơ “đánh mất LHQ, nơi đang được thống trị bởi các quốc gia biết ơn Trung Quốc vì sợ hào phóng trong cung cấp viện trợ phát triển”.

 Tuy nhiên, ông Duterte bỏ qua tư vấn của ông Locsin, cũng như gợi ý trước đây của ngoại trưởng rằng Philippines nên dừng làm ăn với các công ty nhà nước Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì tham gia các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa ở biển Đông.

Theo theo AP
MỚI - NÓNG
Tỉnh Isfahan của Iran. (Ảnh: Getty)
Iran bác tin bị tấn công tên lửa
TPO - Tiếng nổ được nghe thấy ở Isfahan là do Iran kích hoạt các hệ thống phòng không, một quan chức Iran nói với Reuters, đồng thời khẳng định không có cuộc tấn công tên lửa nào nhằm vào nước này như báo chí vừa đưa tin.