TS.Bùi Sỹ Lợi: Luật BHXH đang vướng “như gà mắc tóc”

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - TS. Bùi Sỹ Lợi
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - TS. Bùi Sỹ Lợi
TPO - “Tôi đi thực tế xuống đến địa phương thấy cơ sở vướng “như gà mắc tóc”. Phải đẩy nhanh tiến độ để Luật được thực hiện, sớm đi vào cuộc sống”, TS Bùi Sỹ Lợi nêu.

Ngày 14/3, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức cuộc giám sát nghe Bộ Lao động thương binh và xã hội; Bộ Y tế báo cáo về tình hình triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và tiến độ xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Luật BHXH có hiệu lực từ 1/1/2016 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện. Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết, hướng dẫn thực hiện Luật BHXH có 3 Nghị định gồm: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về bảo hiểm hưu trí bổ sung; Nghị định về thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế của cơ quan BHXH.

Theo ông Huân, vướng mắc “lằng nhằng” nhất vẫn là Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về bảo hiểm hưu trí bổ sung, hai Nghị định còn lại đang được Chính phủ lấy ý kiến. Ông Huân cho biết, trong tháng 3 này sẽ tổ chức triển khai 3 Nghị định, và cố gắng trong quý II sẽ ban hành hết các văn bản. “Luật ra rồi mà thiếu văn bản nên khó khăn trong thực hiện vì vậy chúng tôi đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ”, ông Huân nói.

Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng, BHXH Việt Nam chỉ đầu tư cho tuyên truyền mới chỉ là bề nổi còn tuyên truyền trực tiếp tới người lao động chưa sâu, trong khi đó họ lại là đối tượng hưởng thụ trực tiếp. Ông Chính cũng nêu ra những bất cập, vào thời điểm cuối năm 2015 có tình trạng một số doanh nghiệp bán chui nhà xưởng và tài sản để trốn nợ BHXH. Doanh nghiệp cũ thì “biến mất”, còn doanh nghiệp mới thì chối bỏ trách nhiệm về những khoản nợ BHXH hàng chục tỷ đồng của người lao động.

Từ đó người lao động trở thành con tin giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp chưa đóng, chưa trả nợ BHXH thì người lao động chưa được giải quyết quyền lợi BHXH dù có bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay đến tuổi nghỉ hưu, hoặc chốt trả hồ sơ BHXH để chuyển sang đơn vị mới.

“Khoản 7 điều 10, Luật BHXH 2014 đã quy định, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về BHXH của người lao động. Đề nghị cần nghiên cứu có biện pháp xử lý những vướng mắc cho người lao động ở các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn để trình Bộ trưởng và Chính phủ xem xét giải quyết bảo vệ tốt hơn quyền lợi BHXH của người lao động”, ông Chính nêu.

Để xây dựng các quy trình khởi kiện theo đúng Bộ Luật Tố tụng dân sự sửa đổi thì còn phải chờ các văn bản hướng dẫn thi hành. Chính vì vậy, ông Chính đề nghị, trong khoảng thời gian này BHXH Việt Nam vẫn tiếp tục khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để đảm bảo nguồn thu cho quỹ và quyền lợi cho người lao động.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội TS. Bùi Sỹ Lợi khẳng định, Luật BHXH tình hình như thế này rất là gay vì thiếu văn bản hướng dẫn. “Tôi đi thực tế xuống đến địa phương thấy cơ sở vướng “như gà móc thóc”. Phải đẩy nhanh tiến độ để Luật được thực hiện, sớm đi vào cuộc sống. Chúng ta chậm một ngày không sao nhưng mà người lao động trông chờ từng ngày, từng giờ. Trong khi đó cán bộ Nhà nước thì cứ nằm chờ không dám làm vì Luật chưa có văn bản hướng dẫn”, ông Lợi phân tích.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.