Truyền thống từ thiện kiểu Mỹ có từ bao giờ?

Darren Walker - Chủ tịch Quỹ Ford.
Darren Walker - Chủ tịch Quỹ Ford.
TPO - Từ các vị lãnh tụ xứ thuộc địa ngày xưa cho đến các tỷ phú thời hiện đại như Buffett, Gates và Zuckerberg truyền thống hiến tặng và làm từ thiện đã được cấy vào gene của người Mỹ.

Từ thiện, một động lực giàu tính nhân bản nhất của loài người, là đức hạnh xuyên thời gian và xuyên biên giới đã có từ thuở bình minh của đức tin tôn giáo. Hoạt động từ thiện như cách chúng ta hình dung ngày nay là một hiện tượng đậm chất Mỹ và gắn liền với nước Mỹ từ buổi sơ khai của nó.

Hoạt động quyên tặng tiền một cách chính thống cho xã hội có từ thời Benjamin Franklin, một trong số những người cha sáng lập của Hợp chúng quốc Mỹ. Khi qua đời năm 1790 ông đã dành tặng hai khoản tiền bằng đồng sterling bạc có cân nặng mỗi khoản khoảng 450 kg  cho hai thành phố Boston và Philadelphia. Theo ý nguyện của ông một phần của hai món tiền này cùng với toàn bộ lợi tức sẽ không được sử dụng trong 200 năm.

Suốt hai thế kỷ sau đó truyền thống hiến tặng mà Benjamin Franklin tạo dựng đã tiếp tục phát triển cùng với nước Mỹ non trẻ. Sau cuộc nội chiến Mỹ cuộc cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng qui tụ những khối tài sản khổng lồ vào trong tay một số ít người và làm nên một thời kỳ bất bình đẳng xã hội sâu sắc chưa từng thấy. 

Ông trùm ngành thép  Andrew Carnegie đi tiên phong trong hoạt động từ thiện một cách khoa học, nhằm hướng tới giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bất ổn xã hội thay vì giải quyết phần ngọn. Trong cả cuộc đời mình Andrew Carnegie đã hiến tặng hơn 350 triệu đô la, trị giá tương đương khoảng 9 tỷ đô la ngày nay! Bài luận “Giàu có” năm 1889 của ông, được biết đến như là “Kinh Phúc âm về sự Giàu có” của Carnegie, đã khởi động một mô hình làm từ thiện hiện đại mà tầng lớp giàu có ngày nay tiếp tục noi theo.

Hai thập kỷ sau ông trùm dầu mỏ John D. Rockefeller lập ra Quĩ Rockefeller và mau chóng trở thành một “tập đoàn” từ thiện lớn nhất thế giới. Tính đến trước Chiến tranh Thế giới thứ hai quĩ Rockefeller đã cung cấp viện trợ cho nước ngoài nhiều hơn toàn bộ viện trợ của chính phủ liên bang.

Nhiều người đàn ông và phụ nữ ít nổi tiếng đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt động từ thiện. Có thể kể đến Julius Rosenwald, người đã lập nên chuỗi siêu thị Sears, Roebuck & Co. Rosenwald thông qua hiến tặng từ thiện đã giúp xây dựng hơn 5.300 trường học trên khắp miền Nam nước Mỹ và mở cửa đến trường cho một thế hệ sinh viên người Mỹ gốc Phi, bao gồm Maya Angelou và hạ nghị sỹ John Lewis.

Bản năng làm từ thiện của người Mỹ không chỉ giới hạn trong giới người giàu. Lịch sử nước Mỹ đầy rẫy những người như Oseola McCarty, một phụ nữ làm nghề giặt quần áo ở Mississippi đã cho đi tiền khoản tiết kiệm cả đời là 150,000 đô la năm 1995 để tài trợ học bổng cho các sinh viên tài năng có thu nhập thấp.

Ðiều gì có thể lý giải cho văn hóa của sự hào phóng? Câu trả lời là không chỉ xuất phát từ lòng vị tha của con người. Các chính sách trong luật thuế liên bang của Mỹ đã khuyến khích sự hiến tặng. Hoạt động từ thiện từ lâu nay còn giúp cải thiện hình ảnh công cộng của tất cả mọi người từ những ông trùm mafia đến các tầng lớp tỷ phú công nghệ mới. 

Những vấn đề tồn tại xã hội cơ bản làm cho hoạt động từ thiện càng trở nên cần thiết. Trước khi qua đời ít ngày mục sư Martin Luther King Jr. đã viết, "Từ thiện là hoạt động đáng khen ngợi, nhưng bản thân nó không phải là giải pháp cho những hoàn cảnh bất công của nền kinh tế mà những hoàn cảnh này làm cho hoạt động từ thiện trở nên cần thiết."

Thật vậy, Martin Luther King đã soi sáng một mâu thuẫn cốt lõi: hoạt động từ thiện là một hệ quả của thị trường, hình thành và duy trì bởi lợi nhuận trên vốn, nhưng trách nhiệm quan trọng nhất của nó là để giúp giải quyết sự mất cân bằng và bất cập của nền kinh tế thị trường.

Ngày nay hoạt động hiến tặng đang trải qua một sự thay đổi triệt để. Priscilla Chan và Mark Zuckerberg cam kết hiến tặng tổng trị giá 45 tỷ đô la cổ phiếu ở Facebook thông qua một công ty trách nhiệm hữu hạn. Họ nằm trong số các nhà làm từ thiện mới nổi đang thử nghiệm với phương pháp tiếp cận mới để cho đi tài sản của mình theo một cách khác với các quĩ từ thiện truyền thống.

Cách đây 26 năm, cuối cùng thì các món quà tặng của Franklin đã sẵn sàng được sử dụng: giá trị khoản hiến tặng đã nhân lên đến 6,5 triệu đô la. Khoản tiền này có ý nghĩa sâu xa vì nó đại diện cho một nguyên tắc rộng lớn hơn: dù rằng nguồn vốn của khoản hiến tặng bắt nguồn từ doanh nghiệp tư nhân thì nghĩa vụ quan trọng nhất của chúng là đảm bảo rằng hệ thống xã hội vận hành một cách bình đẳng hơn, công minh hơn cho nhiều người dân Mỹ. Niềm tin này là một giá trị cốt lõi của nước Mỹ: sức mạnh lớn nhất của Mỹ không phải nằm ở sự hoàn hảo, mà là hành động để trở nên hoàn thiện.

Darren Walker (Chủ tịch Quỹ Ford)

Theo Theo Time
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.