Truyền lửa cho những người “sống lặng lẽ qua thời gian”

Truyền lửa cho những người “sống lặng lẽ qua thời gian”
Đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi… người ta không những thấy yêu cuộc sống đơn thuần mà còn thấy mình cần phải sống sao cho ra sống. Nghĩa là cần có lý tưởng và hoài bão, lẽ sống, niềm tin và khát vọng…

Tố Hữu mong muốn “Tôi buộc lòng tôi với mọi người. Để tình trang trải khắp muôn nơi…” và tôi ngày xưa khi đọc những dòng ấy cũng khát khao cháy bỏng được hòa trong cái ta chung rộng lớn ấy.

Tôi đồng ý và tin tưởng rằng “mỗi thế hệ có cách thể hiện riêng” và có sự khác nhau trong lý tưởng, lẽ sống tùy theo từng hoàn cảnh.

Chắc chắn rằng lý tưởng của thế hệ trẻ ngày hôm nay vẫn còn cháy sáng. Vẫn còn có nhiều người và bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo vị trí, lĩnh vực công tác mà đóng góp, dâng hiến cho đất nước.

“Có người lý tưởng sống là xây dựng cho mình một sự nghiệp thành đạt và vững chắc để rồi góp sức nhỏ bé của mình cho đất nước. Có người bằng tấm lòng và tri thức của mình cần mẫn truyền cho thế hệ sau qua các bài giảng…”.

Thế nhưng cũng có điều đáng buồn đó là trong thế hệ trẻ chúng ta ngày nay vẫn còn có không ít người có quan điểm sống khác lạ. Không nói đến một bộ phận nhỏ những kẻ ăn chơi thác loạn, sống dựa dẫm nên không biết đến lao động mà chỉ hưởng thụ và phá phách… thì cũng còn có một lớp thanh niên khác lặng lẽ đi qua thời gian.

Với những người này, mọi thứ hình như đều được cân đo đong đếm kỹ lưỡng nên yêu vừa phải, ghét vừa vừa, trong công việc cũng mong bình bình “mình không đụng đến ai và cũng mong đừng ai đụng đến mình”. Lý tưởng, lẽ sống ư?

Chẳng có gì cả! Họ chỉ mong muốn những thứ cụ thể: Ra trường xin được việc làm có thu nhập kha khá, làm vài năm để mua được xe máy và cố vài năm nữa để mua được nhà. Và nếu có nhà rồi thì lại đặt ra những mục tiêu cụ thể khác và để đạt được nó, họ có thể quên đi nhiều thứ, cắt giảm nhiều thứ trong đó có cả những giá trị thiêng liêng…

Có ai đó hỏi nếu hỏi có tất cả rồi bạn sẽ làm gì nữa thì có lẽ đó là một câu hỏi khó với họ. Hình như những giá trị vật chất cụ thể ấy nếu có cũng chỉ là để “không phải khổ” chứ không chắc đã vì lý tưởng hay lẽ sống cao cả gì. Nếu quả thực trong thế hệ trẻ chúng ta hôm nay mà có nhiều người như vậy thì đáng buồn, đáng lo lắm sao?

Mong rằng những người lặng lẽ đi qua thời gian hay còn mơ hồ trong lý tưởng, lẽ sống được tiếp cận với những trang viết của chị Đặng Thùy Trâm, các anh Hoàng Kim Giao, Nguyễn Văn Thạc… Ở đó, trong những trang viết vốn đã có lửa rồi và tôi tin rằng những trang viết ấy sẽ truyền lửa cho chúng ta “sống để yêu thương và dâng hiến”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.