Truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap của người Gia Rai

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.

Đây là chương trình thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA, Hàn Quốc) tài trợ.

Đắk Lắk là 1 trong 5 tỉnh nằm trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều Đề án, Nghị quyết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Ngày 17/12/2021, HĐND tỉnh đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND, về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 - 2025.

Làm tốt công tác xã hội hóa trong việc Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã kêu gọi nguồn tài trợ không hoàn lại từ Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk Hàn Quốc. Huyện Ea H’leo là 1 trong 5 đơn vị được hưởng thụ dự án với các nội dung như: Trao tặng chiêng (bộ chiêng Aráp); trang phục thổ cẩm của người Gia Rai và hỗ trợ để mở Lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Aráp và dân vũ tại xã Ea Sol.

Thông qua lớp học, giúp địa phương phát hiện, bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu đánh chiêng, dân vũ góp phần tăng cường trao truyền di sản văn hóa cho thế hệ trẻ để tiếp tục kế thừa, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tích cực tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa văn nghệ, bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đặc biệt là di sản văn hóa cồng chiêng.

Phát biểu tại buổi khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại đề nghị các nghệ nhân hãy truyền dạy những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ học viên, đặc biệt là các em học viên trẻ tham gia lớp học với ý thức, trách nhiệm và lòng nhiệt huyết, bằng vốn kiến thức hiểu biết căn bản về kỹ năng kỹ thuật chiêng, chỉnh chiêng, đánh chiêng và nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, để góp phần bảo vệ di sản của nhân loại trước nguy cơ bị thất truyền.

Đối với học viên tham gia lớp học, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk đề nghị học viên chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của Ban Tổ chức, tham gia đầy đủ nội dung, chương trình của khóa học, ra sức học tập, rèn luyện chuyên cần để lĩnh hội những kiến thức mà các nghệ nhân đã truyền dạy, để xứng đáng trở thành những hạt nhân văn hóa tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc tại địa phương.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.