Trương Thanh Hằng xứng danh số 1

Trương Thanh Hằng xứng danh số 1
TP - Thâu tóm gần như toàn bộ những vị trí cao quý nhất ở tất cả giải đấu tham dự năm 2007, Trương Thanh Hằng hoàn toàn xứng đáng với ngôi vị số một trong cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu toàn quốc năm 2007.

Không những thế, thành tích chói sáng của Thanh Hằng đã góp phần quan trọng để giúp HLV Hồ Thị Từ Tâm, người thầy trực tiếp của cô, đăng quang trong cuộc bầu chọn dành cho những nhà cầm quân xuất sắc nhất trong năm 2007.

Hôm qua (31/12), BTC cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu toàn quốc 2007 đã tiến hành công bố kết quả cuộc bầu chọn với thắng lợi tuyệt đối của bộ môn điền kinh.

Điều đó được thể hiện qua việc có tới 4 VĐV điền kinh xuất hiện trong danh sách 10 VĐV tiêu biểu toàn quốc 2007, trong đó Trương Thanh Hằng và Vũ Thị Hương chia nhau hai vị trí dẫn đầu với cách biệt điểm số áp đảo so với các vị trí còn lại.

Ở cuộc bầu chọn HLV tiêu biểu toàn quốc 2007, hai HLV của đội tuyển điền kinh là HLV Hồ Thị Từ Tâm (1) và HLV Dương Đức Thủy (3) đều có tên trong tốp 5 HLV xuất sắc nhất năm 2007.

Thực ra, việc Trương Thanh Hằng giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu toàn quốc 2007 không phải là một bất ngờ, bởi chính Tiền phong cũng đã đưa ra dự đoán này một ngày trước khi kết quả chính thức được công bố.

So với Vũ Thị Hương - “đối thủ” chính của Thanh Hằng trong cuộc bầu chọn và cũng là người về nhì, đương kim kỷ lục gia SEA Games trội hơn ở số lượng HCV và sự ổn định và có lẽ đây là nguyên nhân chính giúp Hằng nhận được số điểm cao nhất.

Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 1 Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 2 Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 3
Vũ Thị Hương Nguyễn Văn Hùng Nguyễn Đình Cương
Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 4 Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 5 Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 6
Nguyễn Hữu Việt Vũ Văn Huyện Nguyễn Tiến Minh
Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 7 Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 8 Trương Thanh Hằng xứng danh số 1 ảnh 9
Hoàng Xuân Vinh Nguyễn Thị Thiết Đỗ Ngân Thương

Từ “bệ phóng” Việt dã toàn quốc báo Tiền phong....

Nhìn lại quá trình thi đấu của Thanh Hằng trong năm 2007, dễ dàng nhận thấy rằng hầu như ở cuộc đua nào Hằng cũng có thành tích và thường là ở vị trí cao nhất.

Thanh Hằng bắt đầu cuộc chinh phục của mình bằng danh hiệu quán quân ở cự ly 5.000m của Giải Việt dã toàn quốc báo Tiền phong và cần phải nhớ rằng đây là năm thứ tư liên tiếp Hằng giữ vững ngôi vị số một của mình.

Có được bệ phóng thuận lợi từ chiến thắng tuyệt đối ở Giải Việt dã toàn quốc báo Tiền phong 2007, Thanh Hằng có thêm sự tự tin để vươn ra “biển lớn” và điều đó đã trở thành hiện thực.

Tại giải vô địch điền kinh châu Á diễn ra ở Amman (Jordan) vào tháng Bảy năm 2007, Thanh Hằng đã làm chấn động cả làng điền kinh châu Á khi cô về nhất ở đường chạy 800m nữ với thành tích 2’04,77’’, vượt qua hàng loạt tên tuổi cự phách đến từ các cường quốc thể thao châu lục và thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay Trung Quốc.

Ba ngày sau chiến tích kỳ vĩ ấy, Thanh Hằng lại tiếp tục có tên trong tốp 3 VĐV xuất sắc nhất châu Á ở đường chạy 1.500m và dù không đạt được thành tích tốt nhất như ở nội dung 800m song chiếc HCĐ của Hằng cũng rất có giá trị, bởi cô là đại diện Đông Nam Á duy nhất trong cả hai nội dung chung kết cự ly 1.500m và 800m.

Hơn nữa, dù chỉ về thứ ba với thành tích 4’26,77’’ nhưng Thanh Hằng chỉ thua kém sát nút so với hai VĐV xếp trên Hằng ở cự ly 1.500m là Sinimol Paulose (Ấn Độ, 4’25,67”) và Sara Bekheet (Bahrain, 4’26,21’’).

... Đến hai kỷ lục SEA Games

Trở về với giải VĐQG diễn ra vào cuối tháng 10/2007, Thanh Hằng tiếp tục thể hiện phong độ và tạo được niềm tin rất lớn với BHL trước khi đội tuyển điền kinh đến với SEA Games 24, đấu trường quan trọng nhất trong năm.

Không giống với SEA Games 23, khi Thanh Hằng xuất hiện như một cánh chim lạ ở sân chơi khu vực, thành công liên tiếp của Hằng trong năm 2006 và 2007 đã khiến cô không còn là ẩn số với các đối thủ ở Đông Nam Á.

Hơn nữa, Thanh Hằng có thêm phần thiệt thòi khi VĐV kỳ cựu Đỗ Thị Bông đã giã từ đường chạy để theo đuổi sự nghiệp học hành và điều đó có nghĩa là Thanh Hằng không còn trợ thủ đắc lực để “dìu” cô trên đường đua như tại Manila (Philippines) cách đây hai năm.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, sự rút lui của Đỗ Thị Bông đã giúp Thanh Hằng trưởng thành hơn và cô hoàn toàn có thể tự độc lập tác chiến bằng năng lực của chính mình.

Điều đó đã được chứng thực bằng thành tích thuyết phục của Thanh Hằng tại SEA Games 24, khi cô độc chiếm ngôi vị cao nhất ở hai nội dung 800m và 1.500m và lập mới hai kỷ lục SEA Games, trong đó kỷ lục 4’11”60 ở cự ly 1.500m (kỷ lục cũ 4’18”50) được Hằng phá rất “sâu” với thông số khiến không chỉ có Thanh Hằng mà ngay cả BHL đội tuyển điền kinh Việt Nam cũng phải bất ngờ.

Người thầy sau những thành công

Phía sau thành công của một kỷ lục gia luôn có bóng dáng của người thầy và trường hợp của Trương Thanh Hằng cũng vậy. Không phải ngẫu nhiên mà trong mọi cuộc trả lời phỏng vấn báo chí từ năm 2005 tới nay, Thanh Hằng luôn dành những lời cám ơn đầu tiên của mình cho HLV Hồ Thị Từ Tâm với tất cả sự trân trọng và biết ơn.

Dưới sự dẫn dắt của HLV Từ Tâm, tổ cự ly trung bình luôn đóng góp ít nhất một nửa số HCV cho đội tuyển điền kinh Việt Nam trong hai kỳ SEA Games 23 và 24.

Nếu như ở SEA Games 23, Đỗ Thị Bông (800m), Trương Thanh Hằng (1.500m) và Lê Văn Dương (800m) góp mặt vào bảng vàng danh dự của đoàn thể thao Việt Nam thì đến kỳ SEA Games 24 vừa qua, tổ cự ly trung bình thậm chí còn xuất sắc hơn thế, khi Thanh Hằng và Đình Cương độc chiếm ngôi vị số một ở cả hai nội dung mà họ tham dự (800m, 1.500m) và cùng nhau thiết lập những kỷ lục mới của SEA Games.

Thanh Hằng được nhắc đến với việc phá liền hai kỷ lục SEA Games thì Đình Cương cũng không chịu “kém cạnh” khi với thành tích 3’45’’31 đã xô đổ kỷ lục SEA Games ở cự ly 1.500m (3’47”28) do Siregar Perlutan của Indonesia giữ vững suốt từ SEA Games năm 1993 cho tới nay.

Với thành tích xuất sắc của Thanh Hằng và Đình Cương, HLV Từ Tâm là thành viên hiếm hoi của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 24 có vinh dự được chứng kiến tới 4 lần đăng quang của các học trò và không có gì ngạc nhiên khi thầy trò tổ cự ly trung bình đều chiếm giữ những vị trí rất cao trong tốp 10 VĐV và tốp 5 HLV tiêu biểu toàn quốc 2007.

10 VĐV tiêu biểu toàn quốc 2007

1. Trương Thanh Hằng - Điền kinh, TPHCM, 1671 điểm

2. Vũ Thị Hương - Điền kinh, Thái Nguyên, 1502

3. Nguyễn Văn Hùng - Taekwondo, Thanh Hóa, 825

4. Nguyễn Đình Cương - Điền kinh, Ninh Bình, 758

5. Nguyễn Hữu Việt - Bơi lội, Hải Phòng, 713

6. Vũ Văn Huyện - Điền kinh, Quân đội, 540

7. Nguyễn Tiến Minh - Cầu lông, TP.HCM, 335

8. Hoàng Xuân Vinh - Bắn súng, Quân đội, 275

9. Nguyễn Thị Thiết - Cử tạ, Hải Dương, 271

10. Đỗ Ngân Thương - TDDC, Hà Nội, 271

5 HLV tiêu biểu toàn quốc 2007

1. Hồ Thị Từ Tâm - Điền kinh, TTHLTTQG III, 331 điểm

2. Lê Công - Karatedo, Quân đội, 289

3. Dương Đức Thủy - Điền kinh, Bộ VH, TT và DL, 239

4. Nguyễn Đăng Khánh - Taekwondo; TPHCM, 103

5. Trương Tuấn Hiền - TDDC, Hà Nội, 101

Nhật Huy
Ảnh: Quang Thắng - Bạch Dương- Trường Huy - Hà Linh

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.