Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận!

TPO - Nếu ai một lần được có may mắn đặt chân đến huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) sẽ thấy, nơi đây toát lên vẻ đẹp của những người trai trẻ đi giữ biển trời Tổ quốc, của mẹ thiên nhiên quanh năm dữ dội, nhưng cũng có lúc dịu êm, hiền hòa…
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 1 Những ngày cuối năm, khi mọi người quây quần bên nhau đón xuân mới, thì những chàng trai trẻ lại lên đường ra Trường Sa làm nhiệm vụ. Hành trang họ mang theo là những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời. Một nụ cười, một chiếc đàn guitar, một cuốn thơ... và những ký ức tươi đẹp ở đất liền! Trong ảnh, các cán bộ, chiến sĩ lên tàu ra Trường Sa. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 2 Ở Trường Sa thường đón hai cái Tết. Một cái Tết khi đoàn công tác Hải quân mang hàng Tết ra đảo và một cái Tết thực sự, giống với đất liền. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo cũng gói bánh chưng, mổ lợn, chơi trò chơi, liên hoan văn nghệ, hái hoa dân chủ... Trong ảnh, cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa gói bánh chưng đón Tết. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 3 Trường Sa chỉ có nắng và gió. Những ngày giữa mùa hè, nắng nóng đỉnh điểm, cán bộ, chiến sĩ trên đảo vẫn giữ tác phong người lính. Chính trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, tình đồng đội được dịp thể hiện, đúng như lời thề của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, chiến sĩ Lê Hoàng Phúc được đồng đội mang nước cho uống giữa ca canh cột mốc chủ quyền trên đảo Sinh Tồn Đông. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 4 Biển dữ dội nhưng có những lúc dịu êm. Trong ảnh là biển Trường Sa vào thời điểm nắng nóng đỉnh điểm nhất trong ngày. Những con sóng nhấp nhô dưới ánh mặt trời như những vì sao tỏa sáng. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 5 Khoảnh khắc xuồng CQ tạo hình như trái tim trên biển trên đường vào thăm đảo Sơn Ca. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 6 Ngoài giờ huấn luyện, tăng gia, cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa thường chơi bóng chuyền. Có những quy tắc rất riêng ở Trường Sa, chẳng hạn đội thua phải vừa ngậm lá vừa đánh bóng. Trong ảnh, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết chơi bóng chuyền. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 7 Trên một số đảo ở Trường Sa có các hộ dân sinh sống. Học sinh theo học đến hết lớp 5 trước khi trở về đất liền tiếp tục theo học cùng các bạn. Trong ảnh, hai anh em Đoàn Khúc Vi Sa đang đạp xe đi chơi trên đảo Song Tử Tây. Đoàn Khúc Vi Sa là công dân được sinh ra trên đảo. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 8 Ở Trường Sa hay có báo động phòng không. Mỗi khi có tiếng kẻng báo hiệu, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ ngay lập tức vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là một chiến sĩ trên đảo Trường Sa Đông trong tình huống báo động phòng không dịp Tết 2018. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 9 Trên đảo Song Tử Tây có sân bóng đá rất đẹp. Bên cạnh đó là cột hải đăng rất cao. Bình thường, sân bóng trên đảo để chăn thả bò. Trong ảnh là một buổi tối yên bình trên đảo Song Tử Tây. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 10 Màu nước biển như màu ngọc ở Trường Sa vào một ngày nắng, thể hiện độ sâu của nước biển quanh đảo chìm. Ảnh: Trường Phong 
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 11 Hải đăng đảo Đá Tây dịp Tết đến xuân về. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 12 Trăng tròn trên vùng biển Trường Sa. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 13 Các đoàn công tác ra Trường Sa thường làm lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Các thành viên trong đoàn công tác sẽ gấp hạc, mang hoa cúc thả xuống biển, tưởng nhớ người đã khuất. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 14 Sóng gió dịp cuối năm ở Trường Sa thường rất dữ dội. Để vào được đảo thăm cán bộ, chiến sĩ là cả một hành trình đầy gian lao, vất vả. Ảnh: Trường Phong
Trường Sa – Vẻ đẹp bất tận! ảnh 15 Trên các đảo ở Trường Sa đều có nuôi chó. Cán bộ, chiến sĩ ở đảo rất quy chúng. Nhiều khi nhường cả những thứ quý giá như sữa, thịt hộp cho chó. Các chú chó ở Trường Sa cũng rất khôn có thể cùng đi tuần tra, canh gác, săn bắt cá cùng bộ đội. Trong ảnh là khoảnh khắc hai chú chó trên đảo Tiên Nữ ra cầu cảng tiễn các chiến sĩ về đất liền. Ảnh: Trường Phong
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.