Trường Sa trong ngày hội bầu cử

Trường Sa trong ngày hội bầu cử
TP - Đúng 7 giờ sáng 15-5, tại 21 tổ bầu cử ở thị trấn Trường Sa và các xã Sinh Tồn, Song Tử Tây thuộc huyện Trường Sa (Khánh Hòa), cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 được tổ chức, sớm hơn cả nước 7 ngày.

Tiếp xúc cử tri huyện đảo Trường Sa
> Cần sớm có chiến lược biên giới Quốc gia

Tại thị trấn Trường Sa, từ sáng sớm, đông đảo cử tri đã tập trung ở hội trường thị trấn để tham gia bầu cử. Sau lễ chào cờ, đại diện cử tri cao tuổi nhất bỏ những lá phiếu đầu tiên, sau đó là cử tri thuộc các hộ dân thường trú ở thị trấn, bộ đội bảo vệ đảo, các đơn vị đến công tác và 28 cử tri vãng lai.

Anh Nguyễn Quốc Thiện, Phó Chủ tịch UBND thị trấn nói: “Tôi đã đi bầu một lần ở đất liền, nhưng lần này làm nghĩa vụ công dân ở Trường Sa thật xúc động. Ngoài nghĩa vụ cử tri, tôi còn là ứng cử viên HĐND thị trấn”.

Thượng tá Phạm Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã đảo Song Tử Tây cho biết, ngoài số cử tri của xã, có 9 ngư dân Phú Yên vào đảo tham gia bầu cử. Binh nhất Nguyễn Văn Thương, 19 tuổi, quê ở Can Lộc (Hà Tĩnh) nói, thật vinh dự khi mới ra làm nhiệm vụ ở đảo 6 tháng, lại được làm nghĩa vụ công dân ở một mảnh đất rất đặc biệt, nơi tiền tiêu của Tổ quốc.

“Là người lính đang canh giữ Trường Sa, tôi mong các đại biểu Quốc hội và HĐND được bầu đợt này mang hết tài đức để xây dựng đất nước giàu mạnh, có chủ trương, chính sách đầu tư cho lớp trẻ chúng tôi có điều kiện học tập, cống hiến xây dựng biển đảo tương lai.”

Chị Đặng Thị Liễu, người dân xã Song Tử Tây cũng bày tỏ sự phấn khởi được là một trong những cử tri đi bầu sớm nhất cả nước. Chị tin tưởng, những cán bộ được cử tri lựa chọn đều là người giỏi và tâm huyết, gần gũi bà con, thôn xóm, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng biển đảo Trường Sa.

Ở đảo Phan Vinh, sau khi bỏ phiếu, thượng úy Trần Hồng Cường kể, đi bầu cử vừa là nghĩa vụ, vừa và vinh dự. Không khí bầu cử ở đảo Phan Vinh rất vui, cử tri trên đảo đông, thuộc nhiều bộ phận nhưng công tác bầu cử được tổ chức rất gọn, trang trọng.

 Cử tri xã Song Tử Tây xem lại tiểu sử ứng cử viên trước khi viết phiếu bầu
Cử tri xã Song Tử Tây xem lại tiểu sử ứng cử viên trước khi viết phiếu bầu.

Đại tá Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch ban bầu cử huyện Trường Sa cho biết, đến 14 giờ ngày 15-5, đã có 100% số cử tri tại thị trấn Trường Sa và các xã Sinh Tồn, Song Tử Tây đi bỏ phiếu. Công tác bầu cử được tổ chức chặt chẽ, đúng nguyên tắc, thủ tục, bảo đảm an toàn.

l Cùng ngày huyện vùng cao Mường Tè (Lai Châu) đi bầu cử ĐBQH khóa XIII và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ở huyện Mường Tè, 4 xã bầu cử sớm gồm: Mường Mô, Ka Lăng, Tà Tổng, Mù Cả, thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, khó khăn nhưng từ sáng sớm, các cử tri đã đi bỏ phiếu.

Xã Mường Mô có trên 2.800 cử tri đi bầu cử tại 13 tổ bầu cử của 6 đơn vị bầu cử để bầu 27 đại biểu HĐND cấp xã và 32 đại biểu HĐND huyện, 50 đại biểu HĐND tỉnh, 6 ĐBQH.

Ka Lăng có trên 1.700 cử tri của 19 bản đi bỏ phiếu tại 15 điểm bỏ phiếu trong xã.

Theo tổng hợp của Ban Bầu cử huyện Mường Tè, nhân dân đã tích cực tham gia bỏ phiếu, tính đến 9 giờ 30 phút sáng 15-5, số cử tri của 4 xã đi bỏ phiếu sớm đã đạt hơn 70%.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.