Trường ĐH,CĐ ngoài công lập 'phản ứng' dự kiến truy thu thuế của Bộ Tài chính

Trường ĐH,CĐ ngoài công lập 'phản ứng' dự kiến truy thu thuế của Bộ Tài chính
TPO - Câu lạc bộ các trường ĐH,CĐ ngoài công lập đã có văn bản đề nghị Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam kiến nghị đến Bộ Tài chính và Chính phủ về việc truy thu thuế.

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH FPT, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết cuối tháng 12/2020, Bộ Tài chính ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ.

Theo dự thảo này, cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập trước ngày Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành không đáp ứng điều kiện theo Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cụ thể, tùy từng trường hợp phải thực hiện khai bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu, tự tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế.

Đầu tháng 1 vừa qua, Câu lạc bộ đã họp, trao đổi về dự thảo Thông tư này.

Từ dự thảo này, Câu lạc bộ các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã có 5 kiến nghị gửi Hiệp hội trường ĐH-CĐ Việt Nam đề nghị lãnh đạo hiệp hội xem xét chuyển kiến nghị đến Bộ Tài chính và Chính phủ.

Trong đó có nội dung yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ khi áp dụng các quyết định liên quan, các tiêu chí cần được hiểu thế nào để chặt chẽ về mặt pháp lý.

Xem xét tiếp tục dừng truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho đến khi xây dựng và ban hành được danh mục lĩnh vực, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn mới.

Xây dựng danh mục mới cũng cần tính đến xu thế chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo vì khi đấy định mức giảng viên, đất đai, cơ sở vật chất không còn như mô hình truyền thống. Khi có danh mục mới, kiến nghị việc truy thu thuế (nếu có) cần được áp dụng theo danh mục mới cho các năm còn nợ thuế, không dùng danh mục cũ có nhiều tiêu chí không hợp lý.

Hơn nữa, không phải trường ĐH, CĐ ngoài công lập nào cũng được hỗ trợ về đất đai, cơ sở vật chất của Nhà nước. Vì vậy, chỉ yêu cầu việc đáp ứng danh mục từ các trường mà không quan tâm đến các trường có nhận được hỗ trợ đất đai, cơ sở vật chất từ Nhà nước hay không là không hợp lý. Kiến nghị điều chỉnh quy định nếu áp dụng danh mục để hưởng ưu đãi thì bản thân các trường cũng phải được ưu đãi về đất đai, cơ sở vật chất từ Nhà nước.

Tất cả trường ĐH-CĐ ngoài công lập được xem xét các điều kiện khi thành lập và cấp phép hoạt động. Quy mô đào tạo, tuyển sinh xác định trên nguồn lực cụ thể về cơ sở vật chất, giảng viên và được kiểm soát bởi các bộ ngành chức năng.

Bởi vậy, các trường kiến nghị Chính phủ xem xét cho các trường ĐH-CĐ ngoài công lập được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mà không cần đến các điều kiện bổ sung ghi trong danh mục.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.