Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức riêng kỳ thi Đánh giá tư duy

0:00 / 0:00
0:00
Thí sinh dự kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020.
Thí sinh dự kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020.
SVVN - Dự kiến, theo phương án tuyển sinh năm 2021 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, kỳ thi đánh giá tư duy được tổ chức ngày 15/7. Kết quả của bài thi này sẽ là căn cứ để xét tuyển.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy vào ngày 15/7 tại Hà Nội, Nghệ An và Hải Phòng để tuyển 30 - 40% tổng chỉ tiêu năm 2021.

Tại Hà Nội, kỳ thi đánh giá tư duy sẽ diễn ra tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ở Nghệ An và Hải Phòng, địa điểm tổ chức lần lượt là ĐH Vinh và ĐH Hàng hải. Đây là hai điểm thi mới so với kỳ thi đánh giá tư duy năm 2020 của trường Bách khoa nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển cho thí sinh.

Để được tham gia kỳ thi này, thí sinh cần vượt qua vòng sơ tuyển. Ở phần này, nhà trường xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán - Lý - Hoá, Toán - Hoá - Sinh hoặc Toán - Anh, quy về thang điểm 30. Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, trường chỉ xét điểm trung bình của 5 học kỳ (trừ kỳ II lớp 12). Dự kiến chỉ tiêu sơ tuyển là 10.000 - 12.000.

Những thí sinh vượt qua sơ tuyển sẽ dự kỳ thi đánh giá tư duy dự kiến diễn ra vào ngày 15/7. Các em sẽ làm bài trong 180 phút, với hai phần bắt buộc và tự chọn.

Phần bắt buộc gồm Toán (trắc nghiệm khách quan và tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), diễn ra trong 120 phút. Trong đó, phần Đọc hiểu có nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.

Phần tự chọn (trắc nghiệm) thi trong 60 phút. Thí sinh được chọn một trong ba phần, gồm Lý - Hoá (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành trừ ngành Ngôn ngữ Anh), Hoá - Sinh (đối với thí sinh đăng ký vào nhóm ngành khối Hoá - Thực phẩm - Sinh học - Môi trường) và Tiếng Anh (đối với thí sinh có nguyện vọng vào ngành Kinh tế quản lý, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo quốc tế). Đăng ký thi tự chọn phần nào, ở vòng sơ tuyển, nhà trường sẽ xét điểm trung bình các môn tương ứng.

Toàn bộ nội dung bài đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.

Đây là năm thứ hai ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy để tuyển sinh đại học. Với tổng chỉ tiêu dự kiến là 7.420, trường sẽ dành 30 - 40% tuyển theo kết quả kỳ thi này. Ngoài ra, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn xét tuyển thẳng, xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT như năm trước.

Vừa qua, ĐH Xây dựng cũng thông báo sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tuyển sinh.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.