Trưởng Ban Tổ chức T.Ư đề nghị sửa Luật Công đoàn

Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính. Ảnh Như Ý
Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính. Ảnh Như Ý
TPO - Ngày 30/5, tại phiên thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính đề nghị cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn.

Theo ông Chính, khi thảo luận ở các cơ quan có trách nhiệm, quan trọng nhất là hiện nay là cơ cấu người lao động ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực trong nhà nước đang thay đổi. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rất nhanh. Cơ cấu của người lao động ở ngoài khu vực quốc doanh hiện nay lớn hơn nhiều so với cơ cấu người lao động trong khu vực quốc doanh hay là cơ cấu cán bộ công chức, viên chức. Trong lúc đó luật của ta đang nghiêng về bảo vệ người lao động trong quốc doanh chứ chưa tập trung bảo vệ ngoài khu vực quốc doanh.

Bên cạnh đó, theo ông Chính, bảo vệ với giới chủ là bằng luật chứ không phải mang điều lệ, nghị quyết ra được. Mặt khác, 5 năm qua đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, nhiều thay đổi nhất là quyền lợi của người lao động cần phải bảo vệ nên các hiệp định thương mại này đang bị chi phối.

Lý do nữa là, Luật Công đoàn và Luật Lao động cũng đang có điểm khác nhau. Đặt vấn đề sửa Luật Công đoàn như vậy hay nói cách khác là trọng tâm chuyển sang bảo vệ người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh mà họ đang cần bảo vệ chứ không tập trung khu vực quốc doanh vì Đảng, Nhà nước lo hết rồi.

“Còn nhiều vấn đề chúng ta phải lo lương, chính sách nhà ở tiếp tục theo Nghị quyết Trung ương 7. Nghị quyết Trung ương 6 cần sửa đổi và thực hiện công đoàn làm sao cho sát thực tiễn, tránh hình thức hóa, tránh không bám sát cơ sở. Trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải sửa mới bám sát được cơ sở”, ông Chính cho hay.

Phát biểu ngay sau đó, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường đồng tình với ý kiến của ông Phạm Minh Chính về cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn. Tuy nhiên, Tổng liên đoàn xin được lùi thời gian sửa đổi bởi hai lý do.

Thứ nhất, theo ông Cường, khi chuẩn bị cho xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, lúc đó chúng ta chưa ký CPTTP. Tháng 3 vừa rồi chúng ta ký Hiệp định thương mại đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTTP. Theo đó có điều khoản quy định về việc lập tổ chức của người lao động và người lao động tự do lập tổ chức của mình. Trong thể chế chính trị của chúng ta có lẽ công đoàn sẽ là tổ chức đầu tiên chịu áp lực về việc đa tổ chức và vấn đề này thì có thể nói chúng ta cũng đặt ra vấn đề cần phải xem xét.

Về nguyên tắc, theo ông Cường, sau khi các quốc gia thành viên phê chuẩn, tức là Quốc hội năm nay hoặc sang năm phê chuẩn thì 3 năm sau, nếu như năm nay chúng ta phê chuẩn thì đến năm 2021 cho phép lập tổ chức công đoàn ở cơ sở và 2 năm nữa cho liên kết dọc, liên kết ngang.

“Nếu chúng ta sửa bây giờ, lại đặt ra những vấn đề đó thì rất phức tạp ở chỗ vừa rồi khi chúng ta ký TPP trước khi Tổng thống Trump được bầu làm Tổng thống thì đã có 3 địa phương xin lập tổ chức công đoàn theo cách riêng của họ, đã có một tỉnh gửi văn bản đến Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ hỏi thì chúng tôi cũng nói quy định pháp luật hiện hành chưa quy định về việc lập tổ chức công đoàn khác tổ chức Công đoàn Việt Nam”, ông Cường cho hay.

Lý do xin lùi vì Tổng Liên đoàn đang tập trung vào việc thực hiện Chỉ thị 09 của Ban bí thư, về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XII công đoàn Việt Nam. Do đó hiện nay toàn bộ lực lượng, vật lực, nhân lực của Tổng Liên đoàn Việt Nam đang tập trung cho việc chỉ đạo đại hội các địa phương, các ngành và chuẩn bị Đại hội XII công đoàn Việt Nam.

“Đúng thời điểm này nếu đồng thời làm hai việc lớn như vậy thì rất khó khăn cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chúng tôi xin phép, nếu được thì Quốc hội xem xét cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cân nhắc cho lùi thời điểm sửa, còn chúng tôi thấy cần thiết phải sửa và sửa để phù hợp”, ông Cường cho hay.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.