Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang:

Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe - Nỗ lực vượt “chướng ngại vật”

Trụ sở Trung tâm đào tạo và sát hạch xe Kiên Giang.
Trụ sở Trung tâm đào tạo và sát hạch xe Kiên Giang.
TP - Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe Kiên Giang là một trung tâm sớm ra đời ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, đặc biệt nổi tiếng với chất lượng giảng dạy cao.

Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe Kiên Giang là một đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, được thành lập ngàyt 17 tháng 09 năm 2009. Trụ sở chính của trung tâm đóng tại ấp Tà Lóc, xã Sơn Kiên (Hòn Đất, Kiên Giang); Văn phòng 2 tại số: 425 đường Mạc Cửu, P.Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá. Đây là một trung tâm sớm ra đời ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, đặc biệt nổi tiếng với chất lượng giảng dạy cao.

Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe Kiên Giang hiện có bộ máy nhân sự khá tinh gọn với 78 người, trong đó các bộ phận hành chính, kế toán, tài vụ và Đào tạo - Tuyển sinh chỉ có 8 người, còn lại là giáo viên trực tiếp tham gia công tác giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành. Trong số 70 giáo viên trực tiếp giảng dạy thì có gần 60% có trình độ Đại học. 

Đội ngũ giáo viên của trung tâm không chỉ giàu kinh nghiệm, tận tâm mà còn có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Trung tâm hiện nay có 3 tổ đào tạo: Tổ đào tạo Ô tô hạng B1; B2; hạng C, D; Tổ quản lý phương tiện sân sát hạch và Tổ đào tạo A1, A2 trong đó có  (02) sân sát hạch loại II và loại III. Tổng diện tích của trường lái rộng hơn 40.000m2. Kể từ khi thành lập vào năm 2009 đến nay, bình quân mỗi năm trung tâm đào tạo và sát hạch cho khoảng 2.700 - 2.800 học viên.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng trung tâm luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới các phương tiện tập lái… đáp ứng kịp thời lộ trình đề án của Chính phủ về nâng cao chất lương đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Việc đưa thiết bị chấm điểm tự động vào sát hạch đã tạo sự an tâm, công bằng, tạo kỹ năng về nghề nghiệp cho người học, góp phần nâng cao chất lượng tay nghề cho người tham gia giao thông.

Trung tâm cũng thường xuyên đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; đề xuất các giải pháp trong công tác ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội cho cơ quan, đơn vị ; chú trọng công tác dự giờ, để đánh giá các tiết giảng; tập trung nâng cao nghiệp vụ cho các tổ đào tạo lái hạng B; C. Triển khai tốt phương pháp dạy và học lấy người học làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại trong đào tạo. 

Trung tâm cũng luôn chú trọng việc nghiên cứu, các văn bản qui phạm pháp luật theo hướng dẫn nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe đưa giáo viên tập huấn nâng cao dạy lý thuyết và thực hành để trang bị, cập nhật các kiến thức mới, tiếp cận các bài giảng mẫu do tổng cục đường bộ Việt Nam tổ chức.

Vẫn nhiều khó khăn thách thức

Trao đổi với Tiền Phong, Ông Cao Văn Khoa - Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe nói: Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và các ngành chức năng rất quan tâm, động viên, giúp đỡ trường nói chung và trung tâm nói riêng. Tập thể giáo viên và CB-VC nhiệt tình, đoàn kết, làm việc có trách nhiệm… 

Đó là những thuận lợi cơ bản. Tuy nhiên, với cơ chế chính sách hiện nay thì nguồn tài chính đầu tư để phát triển và cho các hoạt động đang gặp khó khăn. Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe là đơn vị trực thuộc trường, nhưng hoạt động độc lập, có con dấu và tư cách pháp nhân riêng, tự chủ về tài chính theo mô hình doanh nghiệp. Theo đó, tất cả các khoản đầu tư đều từ nguồn vốn vay tín dụng. 

Hoàn toàn không có một nguồn vốn vay ưu đãi, hay tài trợ nào, cho dù thực chất nó là dạy nghề, mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn. Trung tâm hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, nhưng các nguồn thu phải tuân theo các qui định của nhà nước, trong khi các trung tâm của tư nhân lại thoáng hơn trong việc thu chi.

Ông Khoa chia sẻ: “Thôi thì khó khăn về tài chính chúng tôi cố gắng khắc phục, vượt qua. Nhưng có những khó khăn vướng mắc đã vượt quá tầm tay của trung tâm, của nhà trường. Cụ thể nổi lên trong mấy năm qua là tình trạng một số trung tâm đào tạo lái xe ngoài tỉnh về Kiên Giang đào tạo trái phép, vi phạm Nghị định 171/2013 của Chính phủ và Thông tư số 58/2015 của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. 

Trường đã có văn bản gởi ngành chức năng và UBND tỉnh Kiên Giang can thiệp. Sở GTVT cũng đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính nhưng một số trung tâm vẫn lén lút hoạt động dưới nhiều hình thức. Việc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín về công tác đào tạo và sát hạch lái xe nói chung. Nó cũng tạo nên môi trường hoạt động không lành mạnh trên địa bàn khi thể hiện sự quá dễ dãi của các đơn vị đào tạo chui”.

Vấn đề nêu trên, Ông Trương Ngọc Phước - Chánh Thanh tra Sở GTVT Kiên Giang cho biết: Sở đã thành lập đoàn kiểm tra trên địa bàn TP Rạch Giá, huyện Châu Thành và Phú Quốc. Qua kiểm tra Sở GTVT đã ra các quyết định xử phạt hành chính đối với: Trung tâm Dạy nghề lái xe Bạch Đằng thuộc trường Đại học An ninh Nhân dân (Giấy phép đào tạo tại quận Thủ Đức, TPHCM), 11.500.000 đồng; Cơ sở Dạy nghề Hải Vân (Giấy phép đào tạo tại Vũng Tàu), 7.500.000 đồng. Lý do: Vi phạm về tổ chức đào tạo lái xe ngoài địa điểm được ghi trong giấy phép; giáo viên dạy lái không có giấy phép; học viên không đeo thẻ khi tập lái…

Hiện Sở GTVT tỉnh Kiên Giang đã chính thức có văn bản đề nghị các đơn vị vi phạm nói trên ngưng tuyển sinh đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh. Thanh tra Sở GTVT Kiên Giang tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý các cơ sở đào tạo lái xe trái phép hoạt động trên địa bàn. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.