Trung Quốc toan tính mở tiếp căn cứ hải quân ở nước ngoài?

0:00 / 0:00
0:00
Các binh sĩ Hải quân PLAN đóng quân tại Trung tâm Hỗ trợ hậu cần Djibouti.
Các binh sĩ Hải quân PLAN đóng quân tại Trung tâm Hỗ trợ hậu cần Djibouti.
TPO - Sau nhiều năm, một cảng do Trung Quốc xây dựng đang được hồi sinh ở Tanzania (Đông Phi), và việc hoàn thành cảng này có thể mang lại lợi thế chiến lược cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) ở Ấn Độ Dương.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương bằng cách đầu tư vào các cảng quan trọng như Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan và Doraleh ở Djibouti.

Giờ đây, Tanzania đã quyết định hồi sinh cảng trị giá 10 tỷ USD ở Bagamoyo, Nikkei Asia đưa tin.

Nằm cách cảng chính Dar es Salaam của Tanzania khoảng 75 km về phía nam, cảng Bagamoyo cũng có thể cung cấp cho Trung Quốc một lối vào Cộng hòa Dân chủ Congo, vùng đất có trữ lượng khoáng sản ước tính 24 nghìn tỷ USD, bao gồm cả vàng, các chuyên gia lưu ý.

Một số nhà phân tích cho rằng cảng Bagamoyo có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường các mục tiêu chiến lược trong khu vực. Họ nói rằng cảng này có thể được sử dụng như một trung tâm sửa chữa tàu cho Hải quân Trung Quốc, “hoặc thậm chí có thể hơn thế nữa”. Cho đến nay, ở châu Phi, Trung Quốc đã thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài duy nhất của họ vào năm 2017 - ở Djibouti.

Tanzania được coi là một cái tên quan trọng của dự án Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) rộng lớn hơn. Thỏa thuận xây dựng cảng tại Bagamoyo đã được ký kết vào năm 2013 bởi nhà khai thác cảng lớn nhất Trung Quốc, China Merchants Holdings.

Theo thỏa thuận, người ta dự kiến ​​xây dựng một cảng lớn tại Bagamoyo, cùng với các tuyến đường sắt và một khu kinh tế đặc biệt, The Maritime Executive đưa tin.

Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị chính phủ Tanzania từ chối sau đó với lý do nhiều yêu cầu mà công ty Trung Quốc đưa ra không có lợi cho quốc gia Đông Phi này.

Một tuần trước quyết định hồi sinh cảng Tanzania, một bản tin của kênh truyền hình CGTN thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã nêu bật mối quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Dodoma.

CGTN nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn hợp tác với Tanzania theo BRI và mở rộng nó sang các lĩnh vực đa dạng khác như nông nghiệp, giao thông, viễn thông, du lịch và năng lượng.

Darshana Baruah, một học giả liên kết với Chương trình Nam Á tại Carnegie Endowment for International Peace, nói với Nikkei Asia rằng, Trung Quốc đã xem Ấn Độ Dương theo một cách thức gắn kết hơn nhiều so với các nước trong khu vực lân cận.

Nhiều quốc gia có xu hướng quên thực tế rằng châu Phi là một phần không thể tách rời của Ấn Độ Dương. Do đó, người ta lưu ý rằng bất kỳ nỗ lực nào để thiết lập một cảng hoặc cơ sở ở châu Phi, sẽ ít bị phản đối hơn so với nỗ lực tương tự ở các khu vực khác của Ấn Độ Dương, cho dù ở Myanmar, Sri Lanka, Maldives hay Pakistan.

Sau dự án Djibouti vào năm 2017, một căn cứ hải quân thứ hai ở Ấn Độ Dương có thể giải quyết sự phụ thuộc thấy rõ của Trung Quốc vào eo biển Malacca - điểm nghẽn bận rộn nhất thế giới, còn được gọi là “Tình thế tiến thoái lưỡng nan Malacca” của Trung Quốc.

Các căn cứ thay thế ở Ấn Độ Dương có thể có lợi cho Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột hạn chế ở eo biển Malacca. Ông Baruah nói thêm: “Ngay cả khi có điều gì đó xảy ra trong eo biển Malacca, nếu họ có hai căn cứ trở lên ở Ấn Độ Dương, họ vẫn có thể tiếp tục hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương.

Chỗ đứng ở Đông Phi cũng có lợi trong trường hợp kênh đào Suez gặp sự cố, tương tự như sự cố gần đây khi một tàu container dài 400 mét chặn kênh đào Suez trong gần một tuần.

Trong trường hợp như vậy, kênh rộng 400 km giữa Madagascar và Mozambique có thể được sử dụng như một tuyến đường thay thế để vận chuyển hàng hoá qua Đông Phi.

MỚI - NÓNG