Trung Quốc tìm cách hàn gắn quan hệ với Philippines

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.(Ảnh: SCMP)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.(Ảnh: SCMP)
TPO - Trung Quốc đang tìm cách hàn gắn quan hệ với Philippines trước khi chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Rodrigo Duterte diễn ra, trong bối cảnh dư luận Philippines vẫn chưa nguôi giận sau vụ tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines trên biển Đông rồi bỏ mặc các ngư dân.

Giới quan sát cho rằng chuyến thăm dự kiến vào cuối tháng này của ông Duterte có thể để hàn gắn quan hệ, sau vụ việc tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines trên biển rồi bỏ mặc 22 ngư dân - sau đó được một tàu cá Việt Nam đi qua cứu vớt.

Vụ việc diễn ra gần bãi Cỏ Rong này khiến dư luận Philippines dậy sóng, và các chính trị gia đối lập đòi phải phản ứng mạnh mẽ hơn trước những hành vi ngày càng hung hăng của phía Trung Quốc sau mấy năm quan hệ hai nước nồng ấm dưới thời ông Duterte. 

Chuyến thăm sắp tới sẽ là lần thứ 5 ông Duterte thăm Bắc Kinh trên cương vị tổng thống, và ông cho biết sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến biển Đông, bao gồm phán quyết của Toà trọng tài thường trực quốc tế năm 2016 với nội dung bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền trái pháp luật của Trung Quốc trên vùng biển này.

“Phán quyết có thể là một công cụ chính trị hợp lý cho ông Duterte khi ông ấy đã qua nửa nhiệm kỳ và giờ đang chịu sức ép lớn trong quan hệ với Trung Quốc trên biển Đông”, báo SCMP dẫn lời ông Kang Lin, giám đốc Viện nghiên cứu Hải Nam về quản trị và phát triển khu vực.

Xu Liping, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói rằng áp lực từ dư luận trong nước sau vụ đâm chìm tàu có thể là “nhân tố cấp bách” đằng sau chuyến thăm của ông Duterte đến Trung Quốc sắp tới.

“Hai bên sẽ tránh bất kỳ tính toán và hiểu nhầm nào trong vấn để biển Đông... khi ông Duterte đang đối mặt với sức ép chính trị to lớn”, ông Xu nói.

“Điều này khó có thể được giải quyết chỉ bởi riêng ông Duterte và một nỗ lực chung với Trung Quốc cũng cần thiết để bảo đảm tư tưởng tiêu cực chống Trung Quốc sẽ không tăng thêm”, ông Xu nhận định. 

 Bắc Kinh đã tìm cách hạ thấp tính nghiêm trọng của vụ đâm chìm tàu. Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila nói rằng con tàu Trung Quốc cố cứu các ngư dân nhưng phải bỏ đi sau khi “đột ngột bị vây bởi 7 hay 8 tàu cá Philippines”.

Ông Xu nói rằng Bắc Kinh có thể cũng muốn đánh giá lại cách xử lý khủng hoảng này.

“Không có một lời xin lỗi hay giải thích nào từ phía Trung Quốc và đó là lý do vẫn còn thái độ rất tiêu cực đối với Trung Quốc”, ông Xu nói.

Nhà nghiên cứu người Philippines Richard Heydarian nói rằng chuyến thăm của ông Duterte có thể coi là nỗi lực nhằm tái bảo đảm với Bắc Kinh rằng chính quyền Philippines vẫn muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc.

“Cái này là để hạ cánh mềm, để bảo đảm rằng chính sách xích lại gần Trung Quốc vẫn được tiếp diễn, bất chấp căng thẳng sau vụ khủng hoảng ở bãi Cỏ Rong và phản ứng trong nước”, ông Heydarian nói.

Hôm 8/8, ông Duterte cáo buộc Trung Quốc trì hoãn hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với Asean, và nói rằng trong chuyến thăm sắp tới sẽ thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy nhanh quá trình này.

Ngay hôm sau, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua nói Bắc Kinh vẫn không công nhận phán quyết của Toà trọng tài năm 2016.

Các nhà quan sát về Trung Quốc nói rằng mối quan ngại lớn nhất của Bắc Kinh về biển Đông là những hành động của Mỹ và đồng minh.

“Dù COC có thể giảm rủi ro xung đột với các nước liên quan trên biển Đông, nhưng những nước ngoài khu vực, như Mỹ, nằm ngoài COC, và đó mới là nguồn gốc rủi ro lớn hơn”, ông Kang nói.

Nhà nghiên cứu Heydarian nói rằng ông Duterte sẽ thúc đẩy tiến triển trong các cam kết của Trung Quốc về đầu tư, đặc biệt là những thoả thuận tiềm năng đang ngày càng bị dư luận trong nước hoài nghi.

Nghi ngờ ngày càng gia tăng đối với một số để xuất đầu tư của Trung Quốc, trong đó có những kế hoạch phát triển cơ sở kinh tế và du lịch khiến hải quân Philippines cảnh báo có nguy cơ gây ra rủi ro an ninh.

Theo Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Úc vận chuyển lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đến Hà Nội ngày 11/9. (Ảnh: ĐSQ Úc)
Mỹ, Úc hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam ứng phó sau bão số 3
TPO - Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão số 3 gây ra. Chính phủ Úc hôm nay công bố sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD.