Nhà khoa học tham gia nghiên cứu dự án, Phó Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu về động lực học khí nóng thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông Zhao Wei cho biết, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực nhằm hoàn thiện phương tiện trên và đưa vào sử dụng trong năm 2020, đáp ứng nhu cầu cấp bách của Trung Quốc về chương trình phát triển vũ khí siêu thanh.
Ông Zhao nhận định: "Phương tiện này sẽ thúc đẩy sự ứng dụng kỹ thuật của công nghệ siêu thanh, chủ yếu là trong lĩnh vực quân sự, bằng cách mô phỏng môi trường của các đường bay siêu thanh, nhờ đó các vấn đề sẽ được phát hiện và giải quyết trên mặt đất."
Nguy cơ thất bại của các vụ thử trên mặt đất sẽ giảm đáng kể sau khi bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm cho máy bay siêu thanh.
Theo ông Wu Dafang, giáo sư tại trường khoa học kỹ thuật hàng không thuộc Đại học Beihang ở Bắc Kinh, "Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu một cuộc đua về (vũ khí) siêu thanh."
Ông Wu, một nhà khoa học tham gia phát triển các loại tên lửa hành trình siêu thanh, máy bay không người lái tốc độ cao và nhiều loại vũ khí cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), cho biết một số đường ống gió siêu thanh tại Trung Quốc hiện nay đã giúp đảm bảo tỷ lệ thành công cho các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, và đường ống gió mới này sẽ là "một trong những thiết bị thử mặt đất tối tân nhất cho các phương tiện siêu thanh trên thế giới."
Hiện đường ống gió tốc độ cao nhất thế giới là thiết bị LENX-X của Mỹ tại Buffalo, tiểu bang New York, với tốc độ hoạt động lên tới 10 km/s, gấp 30 lần tốc độ âm thanh.
Hồi tháng 3, Trung Quốc đã 7 lần phóng thử thành công tên lửa siêu thanh WU-14, hay còn được biết đến với tên DF-ZF, với tốc độ vào khoảng Mach 5-Mach 10 (gấp từ 5-10 lần tốc độ âm thanh).