Trung Quốc phát triển cây mắc-ca như thế nào?

Trung Quốc phát triển cây mắc-ca như thế nào?
Nếu xem cây mắc-ca là cơ hội làm ăn mới thì Trung Quốc đang cho thấy khả năng nắm bắt cùng tốc độ mở rộng diện tích nhanh nhất thế giới.

Sau hàng chục năm thử nghiệm và vượt qua nhiều trở ngại về điều kiện tự nhiên, định kiến xã hội và vấn đề thị trường, Trung Quốc nhanh chóng mở rộng diện tích mắc-ca những năm gần đây và trở thành quốc gia có tiềm năng phát triển lớn nhất thế giới.

Trước đó, một số nông trường quốc doanh tại Trung Quốc đã gặp thất bại trong phát triển mắc-ca. Tư nhân vào cuộc mua lại, tái cơ cấu và xây dựng những mô hình mới hiệu quả và bền vững hơn. Điển hình như hơn 200 ha mắc-ca của Công ty TNHH Kim Quang tại xã Xương Bình, huyện Phù Thụy, tỉnh Quảng Tây. 

Trung Quốc phát triển cây mắc-ca như thế nào? ảnh 1

Biểu đồ diễn biến mở rộng diện tích cây mắc-ca tại Trung Quốc. Nguồn: Viện Nghiên cứu nông nghiệp Nam Á (Quảng Tây, Trung Quốc). Đơn vị: nghìn ha.

Bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng nhanh chóng, nhiều địa phương và doanh nghiệp tại Trung Quốc cũng đã chủ động được nguồn giống. Quan điểm phát triển của họ là phải sử dụng 100% cây ghép để cho năng suất cao và đều hơn cây thực sinh. Chỉ riêng tại Công ty Nông nghiệp Tân Phong (huyện Cẩm Khê), quy mô cây giống hiện đã đạt tới 1,5 triệu cây. 

Nhiều doanh nghiệp đã vào cuộc, đầu tư và quy hoạch bài bản các dự án phát triển mắc-ca. Tại Trung Quốc, chi phí đầu tư cho 1 mẫu ở khoảng 1.000 Nhân dân tệ, từ năm thứ 8 trở đi sẽ bắt đầu thu lãi từ 4.000 - 7.000 Nhân dân tệ, tùy cách làm và quản lý. Một số chủ đầu tư đã thu hồi vốn sau 3 - 4 năm, khi kết hợp với sản xuất giống. 

Trung Quốc phát triển cây mắc-ca như thế nào? ảnh 2

Vườn giống cây mắc-ca của Công ty Tân Phong.

Trung Quốc phát triển cây mắc-ca như thế nào? ảnh 3

Trang trại mắc ca của Công ty Lương Thụ Viên tại xã Phương Bách, thị trấn Đại Đường, cách TP. Nam Ninh 50km, có tổng diện tích 200 ha với tổng đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, chi phí đầu tư chủ yếu cho hạ tầng giao thông, nguồn nước.

Trung Quốc phát triển cây mắc-ca như thế nào? ảnh 4

Bà Hoàng Vi Đồng, một nhà đầu tư từ Đài Loan đến Long Châu (Quảng Tây) xây dựng nhà máy và chế biến các loại quả khô (Công ty Dân Tri Thiên) cho biết, mong muốn hợp tác với các nhà đầu tư Việt Nam trong cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, vì thiếu nguồn nội địa. Những nhà máy chế biến mới cũng đã bắt đầu xây dựng tại Long Châu, đón đầu hướng phát triển thị trường khi nhiều người tiêu dùng bắt đầu biết đến và ưa chuộng mắc-ca.

Chỉ thực sự phát triển trong ba năm trở lại đây, nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển các hoạt động chế biến và thương mại, với các sản phẩm và mẫu mã chuyên nghiệp.

Chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia qua chuyến khảo sát thực tế vừa qua của LienVietPostBank, điểm hạn chế tại nhiều vùng mắc-ca của Trung Quốc là khí hậu và thổ nhưỡng không thực tốt và thuận lợi như ưu thế của Tây Nguyên (Việt Nam). Dù vậy, Trung Quốc đã sớm có một bước tiến dài trong chiến lược phát triển loại cây này.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.