Thomas Friedman - Tác giả cuốn “Thế giới phẳng”:

Trung Quốc cố tình gây hấn ở biển Đông sẽ bị trả giá đắt

Thomas Friedman
Thomas Friedman
TP - Thomas Friedman - nhà báo nổi tiếng 3 lần nhận giải Pulitzer của Mỹ - chủ bút đối ngoại của tờ The New York Times - tác giả của cuốn “Thế giới phẳng” trở lại Hà Nội sau 20 năm.

Là diễn giả chính trong cuộc hội thảo: “Những thay đổi lớn của thế giới - Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới” do Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) thuộc Đại học FPT tổ chức”, nhưng Friedman lại dành thời gian để nói về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông và cơ hội của người trẻ trong thế giới phẳng.

Thomas Friedman nói: Tôi trở lại Việt Nam vì muốn chứng kiến Việt Nam thay đổi lớn như thế nào trong 20 năm qua. 10 ngày trước tôi đến thăm Kiev ở Ukraine, lần này tôi đến Hà Nội. Có lẽ tôi là người duy nhất trên thế giới thăm Kiev và Hà Nội trong 10 ngày qua và đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. 

Khi đến Việt Nam là nước có quy mô trung bình và ở cạnh một con hổ rất lớn là Trung Quốc. Tôi đang nghiên cứu tìm xem ở hai quốc gia này có gì tương đồng. Tôi chợt nhận thấy cái khó của Việt Nam là Hổ nói “Ồ, sữa thật là ngon. Anh sẽ uống hết phần của anh và uống hết cả phần của em nữa”. Tôi đang nghiên cứu và tìm hiểu xem Việt Nam phải xử lý quan hệ như thế nào với những nước láng giềng lớn như thế.

Theo ông, Việt Nam phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc thế nào? 


Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “gặm nhấm dần”, “ăn dần” và họ sẽ đi từng bước một, đẩy mọi thứ vừa đủ để có lợi cho mình nhưng đồng thời cũng không đẩy quá mức để có thể tạo nên một phản ứng toàn cầu. Họ sẽ đi từng bước nhẹ nhàng cho đến khi đạt được mục đích. Cách tốt nhất để làm được điều này là Việt Nam phải thông qua hành động tập thể theo truyền thống “bó đũa” mà tôi đã được nghe. 

Nếu một chiếc đũa thì người ta có thể dễ dàng bẻ gãy nhưng nếu là bó đũa thì mọi chuyện sẽ khác. Chính vì vậy Việt Nam cần có rất nhiều người bạn và phải có đồng minh để đối trọng với các nước lớn. Việt Nam nên thông qua cơ chế tổng thể và dựa trên luật pháp quốc tế mới có thể đối trọng lại với Trung Quốc.

Tôi cho rằng Việt Nam đã có những bước xử lý thích hợp để tránh gây xung đột không cần thiết. Nhưng theo ông, trong thời gian tới Việt Nam cần có những bước đi tiếp theo như liên kết với các nước trong khu vực, tìm ra được những lợi ích chung giữa các nước để qua đó cùng đoàn kết, chống lại những hành động gây hấn của Trung Quốc.

Sau khi trả lời nhiều câu hỏi, Thomas Friedman đã đề nghị những bạn trẻ dự cuộc hội thảo gợi ý cho ông một số đề tài để viết về Việt Nam cho tờ New York Times. Chỉ trong mấy phút, đã có một số gợi ý đề tài như: “Làm thế nào sống cạnh quốc gia vừa lớn, vừa khó chơi như Trung Quốc? “Ông nên viết về giới trẻ Việt Nam? Vì chúng tôi là là tương lai của Việt Nam”....

Thomas Friedman rất hứng khởi và ông cho biết, những gợi ý đó có thể giúp viết hai bài/một tuần trên New York Times thay vì mỗi tuần một bài như thường lệ.

Thưa ông trong cuốn “Chiếc Lexus và cây ô liu”, ông có nói tới: “Lý thuyết những vòng cung vàng ngăn ngừa xung đột” (Golden arches theory of conflict prevention). Quy tắc này cho rằng hai quốc gia cùng có tiệm McDonald’s sẽ không gây chiến chống nhau. Lý thuyết đó liệu có còn đúng?

Đúng là trong thế giới phẳng bây giờ, McDonald là biểu tượng của toàn cầu hóa, nhưng như thế không có nghĩa là không có chiến tranh. Nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây là cái giá của chiến tranh sẽ sớm hơn và đắt hơn nhiều so với trước kia. Ví dụ vừa rồi tổng thống Nga V.Putin sáp nhập Crimea vào Nga. Khi đó Mỹ và EU trừng phạt 25 quan chức của Nga. Chỉ có 25 quan chức thôi, rất nhỏ, nhưng tác động của nó đã khiến 60 tỷ USD bị rút khỏi nước Nga trong quý 1/2014, tức là lớn hơn cả năm 2013. Điều đó có nghĩa là nếu gây chiến tranh trong thế giới siêu kết nối hiện nay thì cái giá phải trả lớn và sớm hơn rất nhiều. 

Trung Quốc có thể có hành động điên rồ ở biển Đông, nhưng cái giá Trung Quốc phải trả sẽ đắt hơn và sớm hơn rất nhiều.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.