Trung Quốc có 'giáo nhọn', nhưng Ấn Độ lại có 'khiên dày, dao bén'

Tên lửa CJ-20 của Trung Quốc
Tên lửa CJ-20 của Trung Quốc
TPO - Hỏa lực đáng kể của máy bay ném bom H-6, triển khai nhiều loại tên lửa hành trình, có thể mang lại cho PLA một lợi thế lớn trong trường hợp đụng độ trong tương lai ở khu vực Ladakh trên biên giới Trung-Ấn.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đặt hàng các khẩu đội tên lửa S-400 sẽ được triển khai tới khu vực Ladakh khi chúng được chuyển giao từ Nga, với các bệ phóng có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình cũng như máy bay ném bom ở tầm xa.

Trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ giữa Trung Quốc và Ấn Độ sau một cuộc đụng độ biên giới vào giữa tháng 6 khiến hơn 150 người Ấn Độ thương vong, những hình ảnh mới được Bộ Tư lệnh Quân khu Trung ương của Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) công bố cho thấy một số máy bay ném bom H-6 đã được triển khai gần khu vực tranh chấp.

Military Watch nói Trung Quốc triển khai hơn 270 máy bay ném bom H-6 trên khắp đất nước, phần lớn trong số đó đặt gần bờ biển phía đông của họ, tạo thành phi đội máy bay ném bom lớn nhất thế giới với các máy bay chủ lực mới hơn nhiều so với các phi đội của Mỹ hoặc Nga.

Hỏa lực đáng kể của H-6, triển khai nhiều loại tên lửa hành trình, có thể mang lại cho PLA một lợi thế lớn trong trường hợp đụng độ trong tương lai ở khu vực Ladakh trên biên giới Trung-Ấn, đặc biệt là do sự khan hiếm căn cứ không quân của cả hai bên ở khu vực đồng nghĩa với khả năng tấn công các căn cứ của Ấn Độ ở tầm xa có thể đủ để xoay chuyển thế cân bằng trên không và cung cấp cho PLA ưu thế trên không.

Đáng chú ý nhất là tên lửa hành trình CJ-20 mới mang đầu đạn nặng 500kg và có tầm bắn 2000km, trong khi đối tác nhẹ hơn của nó là YJ-63 có tầm bắn bằng 1/10 nhưng nhẹ hơn đáng kể nghĩa là nếu chọn YJ-63, một máy bay ném bom có thể mang theo nhiều tên lửa hơn. Độ chính xác và khả năng cơ động rất cao của chúng khiến chúng trở thành mối đe dọa rất lớn đối với các căn cứ của Ấn Độ.

Hạm đội H-6 của Trung Quốc ngày nay chủ yếu hướng tới việc giao tranh với các tàu và căn cứ quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Một số máy bay ném bom cũng đã được chuyển đổi sang vai trò tấn công điện tử. Tuy nhiên, căng thẳng với Ấn Độ cho thấy những chiếc máy bay này vẫn có thể thực hiện vai trò tấn công trên bộ thông thường.

Về phần mình, Ấn Độ được cho là đang cân nhắc mua các máy bay ném bom hiện đại từ Nga, cụ thể là Tu-22M, để làm nền tảng tấn công trên biển. Thiết kế khung thân máy bay của Nga hiện đại hơn và có hiệu suất bay vượt trội so với H-6, mặc dù đắt hơn đáng kể khi vận hành và tùy thuộc vào biến thể, không có lợi thế về cảm biến hoặc điện tử hàng không. Ấn Độ hiện đang triển khai tên lửa không đối không K-100 từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI có tầm bắn đáng gờm ước tính khoảng 300-400km.

Tên lửa này được tối ưu hóa tốt để phục vụ mục tiêu tiêu diệt các máy bay ném bom cận âm. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã đặt hàng các khẩu đội tên lửa S-400 sẽ được triển khai tới khu vực Ladakh khi chúng được chuyển giao từ Nga, với các bệ phóng có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình cũng như máy bay ném bom ở tầm xa.

Mặc dù Trung Quốc hiện đang nắm giữ lợi thế về khả năng không chiến và tấn công trong khu vực, khi Ấn Độ thiếu phương án đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu hạng nặng J-16 mà PLA triển khai gần biên giới, nhưng điều này có thể thay đổi khi Ấn Độ chuyển sang đầu tư vào những khí tài có khả năng hơn các hệ thống như S-400 và xem xét việc mua máy bay chiến đấu MiG-35 và Su-57 để tiếp tục hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu của mình.

Ấn Độ và Nga cũng đang cùng nhau phát triển một loại tên lửa phóng từ trên không có tầm bắn xa hơn và nhanh hơn để thay thế K-100, gây ra mối đe dọa lớn hơn cho các máy bay ném bom của Trung Quốc trong tương lai.

MỚI - NÓNG