Trung Quốc cấm mang sữa chua lên xe buýt ở Tân Cương

Hành khách đi xe buýt ở Tân Cương sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt để ngăn chặn khủng bố. Ảnh: Reuters
Hành khách đi xe buýt ở Tân Cương sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt để ngăn chặn khủng bố. Ảnh: Reuters
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 25/7 cho biết hành khách đi xe buýt tại khu tự trị Tân Cương sẽ bị cấm mang theo một số vật dụng “gây nguy hiểm” như … sữa chua và dầu ăn.

Theo quy định mới của chính quyền thủ phủ Urumqi của Tân Cương, hành khách đi xe buýt bị cấm mang theo các vật dụng có thể dùng để tiến hành một cuộc tấn công khủng bố, từ hộp quẹt cho tới... sữa chua.

Các quan chức Tân Cương lo ngại bạo lực bùng phát tại khu vực có đông người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sinh sống, sau khi chứng kiến các vụ cháy xe buýt ở 2 thành phố lớn Hàng Châu và Quảng Châu do một số “kẻ phá hoại” thực hiện.

Quy định mới được ban hành sau một cuộc họp về vấn đề an toàn giao thông nhằm giảm thiếu tối đa nạn “tội phạm trên xe buýt công cộng” ở Urumqi. Danh mục hàng hóa bị cấm mang lên xe bao gồm xăng, pháo nổ, nước uống, dầu ăn và sữa chua. Biện pháp này tương tự ngành hàng không, vốn cấm mang các loại chất lỏng lên máy bay.

Tờ Pháp chế Hàng ngày của Trung Quốc cho biết ít nhất 2 nhân viên an ninh sẽ phụ trách kiểm tra hành khách tại mỗi trạm xe buýt trong tổng số 154 trạm tại Urumqi. Tài xế xe buýt ngoài nhiệm vụ chuyên chở hành khách còn kiêm luôn nhiệm vụ giám sát những cá nhân đáng ngờ.

Trước đó, công đoạn kiểm tra hành khách được chính phủ Trung Quốc thực hiện tại các trạm xe điện ngầm ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, việc triển khai trên xe buýt có thể gặp nhiều khó khăn.

Các nhóm nhân quyền ở Tân Cương lên án chính sách mạnh tay của Bắc Kinh, trong đó có việc hạn chế văn hóa, ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ bản địa, đã góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn tại khu vực này.

Kể từ đầu năm 2014, hơn 200 người đã thiệt mạng ở Tân Cương. Vụ đánh bom tự sát ở một khu chợ Urumqi hồi tháng 5 giết chết 39 người và 200 người thiệt mạng trong cuộc bạo loạn sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán năm 2009.

Theo Theo Người Lao Động, Reuters
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.