Trung Quốc- Anh: Lời qua tiếng lại vì biến đổi khí hậu

Trung Quốc- Anh: Lời qua tiếng lại vì biến đổi khí hậu
TP - Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố của một bộ trưởng Anh rằng họ bắt cóc những nỗ lực đạt được một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu ở Copenhagen.
Trung Quốc- Anh: Lời qua tiếng lại vì biến đổi khí hậu ảnh 1 Trung Quốc- Anh: Lời qua tiếng lại vì biến đổi khí hậu ảnh 2
Ông Ed Miliband và bà Khương Du - Ảnh: gov.cn/typepad.com

Bộ trưởng phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu của Anh, ông Ed Miliband đã lên án Trung Quốc vì nước này bác bỏ hai hiệp định về hạn chế lượng khí thải.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du nói những cáo buộc trên là một âm mưu chính trị được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo muốn trốn tránh nghĩa vụ riêng của họ.

Hội nghị đã kết thúc khi 192 quốc gia không đạt được một thỏa thuận ràng buộc nào. Các đại biểu chỉ đơn giản là cam kết “lưu tâm” một thỏa thuận công nhận sự cần thiết phải hạn chế tăng nhiệt độ ở mức 2 độ C.

Bà Khương đã không đề cập đến tên của ông Miliband, nhưng trong bình luận được Tân Hoa Xã trích thuật, bà nói những nhận định của “một số chính trị gia Anh” rõ ràng là có “ý đồ chính trị”.

Bà nói, mục đích của hành động là để trốn tránh trách nhiệm đối với các nước đang phát triển, gây bất hòa giữa họ. “Kế hoạch này sẽ chẳng đạt đến điều gì”, bà Khương nói.

Viết trên tờ Guardian của Anh hôm chủ nhật, ông Miliband nói rằng phần lớn các nước muốn một hiệp ước có tính ràng buộc để bảo vệ Trái Đất nhưng có vẻ như chỉ bốn hoặc năm quốc gia tại hội nghị kiên định với hiệp ước.

Ông nói rằng Trung Quốc đã phủ quyết hai đề xuất về cắt giảm khí thải, “dù có sự hỗ trợ của liên minh các nước phát triển và đang phát triển”.

Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi từ lâu đã bị cáo buộc là không thực hiện cắt giảm lượng khí thải “ở mức đủ lớn”, và không giúp đỡ các quốc gia đang gặp khó khăn vì khí hậu biến đổi.

Hôm thứ hai, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì ca ngợi hội nghị thượng đỉnh, nói rằng dù “chưa đến đích, nhưng thật sự là một khởi đầu mới”.

Hiệp ước cuối cùng đã được Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đưa ra, nhưng không ràng buộc pháp lý.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng thỏa thuận này phải được thực hiện ràng buộc pháp lý vào năm tới.

A.M
Theo BBC, THX

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.