Trung - Nhật và ‘trò chơi mạo hiểm’ trên không

Trung - Nhật và ‘trò chơi mạo hiểm’ trên không
TPO - Tình trạng căng thẳng trên biển Hoa Đông nhiều lúc dường đã sắp dẫn tới một xung đột thực sự. Cuối cùng, một cuộc chiến ngôn từ có thể sẽ dẫn tới những thương vong trên bầu trời, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng, khiến Mỹ phải vào can dự. 

Vụ việc gần đây nhất xảy ra sáng 11/6 (giờ địa phương) khi Trung Quốc tố cáo những máy bay F-15 Nhật Bản đã theo sát chiếc máy bay Tu-154 của Trung Quốc trong khu vực biển Hoa Đông.

Bắc Kinh tuyên bố chiếc máy bay tiến sát ở khoảng cách chỉ xấp xỉ 100 feet (33 m). Trong một động thái đáng quan tâm, những video chi tiết nhanh chóng về vụ việc được phía Trung Quốc đưa ra.

Vấn đề trở nên xấu hơn khi đây không phải là vụ việc duy nhất máy bay Trung Quốc và Nhật Bản áp sát nhau xảy ra ngày 11/6. Trong một tuyên bố trên website, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết “buổi sáng cùng ngày, máy bay trinh sát YS-11EB và OP-3 của lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bay trinh sát trong vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông của Trung Quốc.”

Tuyên bố này cho biết thêm, “theo phản ứng thông thường, Trung Quốc phái 2 tiêm kích J-11 nhằm xác định  và nhận dạng rõ máy bay Nhật Bản ở khoảng cách hơn 150 m. Hoạt động của các phi công Trung Quốc là chuẩn mực và kiềm chế. Những gì các phi công Nhật Bản gây ra hết sức mang tính khiêu khích nguy hiểm.”

Điều gì sẽ xảy ra nếu máy bay của Trung Quốc và Nhật Bản va chạm trên vùng trời tranh chấp ở biển Hoa Đông? Không ai đoán chắc được hậu quả, nhưng  hãy nhìn lại vụ việc tương tự năm 2001 trên đảo Hải Nam giữa Trung Quốc và Mỹ để đoán biết điều gì xấu nhất có thể xảy đến.

Vào ngày 01/4/2001, một máy bay EP-3 của Mỹ va chạm với tiêm kích J-8 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Phi công của J-8 bị thiệt mạng trong khi máy bay Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Chiếc EP-3 của Mỹ đã hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam và khiến các quan chức Trung Quốc tức giận cho rằng máy bay Mỹ đã thu thập thông tin tình báo quá sát không phận Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Đại tá Quân đội Mỹ Shane Osborne, chi tiết sự thật về vụ việc lại không phải vậy. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình PBS Frontline (Mỹ), Đại tá Shane Osborne cho biết “phi công Trung Quốc đã tiến gần máy bay Mỹ 2 lần, và cả 2 lần đều rất sát.”

“Lần thứ 2, tôi có thể thấy anh ta từ buồng lái – khoảng cách lúc đó chỉ khoảng 10 feet (3 m).” Phi công Trung Quốc không rút lui , chỉ “hạ thấp độ cao một lần rồi lại quay trở lại”. “Ở lần thứ 3, tôi có cảm giác kỳ lạ. Tôi chỉ biết là anh ta đang chuẩn bị tấn công chúng tôi, bởi anh ta bay không ổn định. Tôi nghe thấy tiếng rú động cơ từ phía sau khi anh ta lao về phía chúng tôi”. Osborne bộc bạch “khi đó tôi đã chắc chắn rằng chúng tôi sẽ hi sinh”.

May mắn là chiếc máy bay EP-3của Mỹ đã hạ cánh được, nhưng là hạ cánh trên đảo Hải Nam do Trung Quốc kiểm soát. Các phi công Mỹ đã bị tra hỏi. Ông Osborne giải thích họ đã bị tra hỏi như thế nào: “Phía Trung Quốc thử nhiều cách khác nhau, đe dọa bằng nhiều cách, và cáo buộc tôi là gián điệp… họ sử dụng kỹ thuật gây thiếu ngủ. Sau khi tôi không hợp tác, họ đưa tôi trở lại với phi đội của mình rồi tách biệt tôi trong 8 ngày tiếp theo.”

Những phi công Mỹ được giải thoát nhiều tuần sau đó khi các quan chức Mỹ đưa là lời xin lỗi “lạ lùng” hay còn được biết tới là “bức thư hai lời xin lỗi” (the letter of two sorries). Ngữ nghĩa thực sự của bức thư tới nay vẫn còn gây tranh cãi.

Sau vụ việc, Tổng thống Mỹ khi đó, W. G. Bush dường như đã cứng rắn hơn với Trung Quốc. Ông Frank Ching, một nhà báo tại Hồng Kông giải thích trên tạp chí The Diplomat năm 2011 rằng “10 ngày sau khi phi đội Mỹ trở về, Tổng thống Bush đã quyết định một thỏa thuận cung cấp vũ khí lớn cho Đài Loan, với lượng khí tài giá trị lên tới vài tỷ USD-  gói vũ khí lớn nhất kể từ năm 1992 khi Tổng thống George H. W. Bush quyết định bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan. Gói vũ khí mới này gồm các tàu ngầm diezel mà phía Mỹ chưa từng đề nghị cung cấp cho Đài Loan.”

Căng thẳng Mỹ -Trung vẫn ở mức cao trong suốt mùa hè năm 2001 cho tới khi mối quan tâm của Mỹ bị chuyển sang khu vực Trung Đông sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9.

Quay trở lại sự vụ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, họ sẽ phản ứng tương tự nếu máy bay hai bên va chạm? Phản ứng trong một vụ việc như vậy sẽ có thể còn leo thang nguy hiểm hơn. Ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa đang bùng cháy mạnh mẽ ở cả hai nước.

Một vụ việc như vậy sẽ chỉ châm ngòi cho căng thẳng leo thang. Ai có thể tin rằng một trong hai nước sẽ chấp nhận lỗi về mình và xin lỗi nước kia? Vụ việc có thể sẽ kéo hai nước vào con đường nguy hiểm tiến tới một cuộc khủng hoảng lớn không có lợi cho cả hai bên.

Nhật Bản và Trung Quốc phải đi tới một sự đồng thuận về các quy tắc bay khi máy bay hai bên vào trong vùng lãnh thổ tranh chấp hay ngay sát vùng tranh chấp.

Trong khi không bên nào muốn nhún nhường, hai bên nên thiết lập một hệ thống liên lạc hay các quy tắc ràng buộc nhằm ngăng chặn những vụ việc như vậy không gây thương vong. Mỹ có thể đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc chắp nối hai bên và giúp hai bên đối thoại.

Nếu không có điều gì được thực hiện, những sự cố trên vùng không phận tranh chấp sẽ ngày càng nhiều. Và vấn đề thương vong chỉ là không chóng thì chầy. 

Theo Theo The Diplomat
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...