Trưng cầu dân ý Hà Lan: "Liều thuốc đắng 59%" có thành sự thật?

Trưng cầu dân ý Hà Lan: "Liều thuốc đắng 59%" có thành sự thật?
(TPO) Người dân Hà Lan sẽ nói “Không” hay “Đồng ý” với Hiến pháp châu Âu là bài toán khiến các nhà lãnh đạo đất nước đau đầu. Liệu cuộc trưng cầu dân ý có là liều thuốc đắng?
Trưng cầu dân ý Hà Lan: "Liều thuốc đắng 59%" có thành sự thật? ảnh 1
Một người dân trước địa điểm bỏ phiếu

Đúng 12 giiờ 30 (giờ Việt Nam) ngày 1/6, các địa điểm bỏ phiếu trên toàn quốc mở cửa chờ đón 11,6 triệu cử tri Hà Lan đưa ra quyết định lịch sử liên quan đến tương lai châu Âu.

Cuộc bỏ phiếu sẽ kết thúc vào lúc 4 giờ sáng ngày 2/6 với kết quả dự đoán là 59% người dân Hà Lan sẽ có cùng tiếng nói với  dân Pháp khi nói “Không” với Hiến pháp châu Âu hôm 29/5 vừa qua.

Các chuyên gia cho biết kết quả cuộc trưng cầu dân ý - lần đầu tiên tổ chức tại Hà Lan trong hơn 200 năm qua - sẽ được công bố ít giờ sau khi các địa điểm bỏ phiếu đóng cửa.

Các chuyên gia khẳng định, quyết định quay lưng với Hiến pháp châu Âu ở Hà Lan sẽ gây ra cơn ác mộng hiệu ứng đôminô : Một thành viên sáng lập thứ hai của Liên minh châu Âu bác bỏ hiệp ước mà theo nguyên tắc cần được tất cả 25 quốc gia 25 EU phê chuẩn mới thì có hiệu lực.

Những giờ phút cuối cùng trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, Thủ tướng Hà Lan Jan Peter Balkenende đã không giấu được sự lo lắng khi đưa ra lời kêu gọi người dân bỏ phiếu ủng hộ Hiến pháp châu Âu.

“Nếu các bạn muốn đưa nền kinh tế đi lên thì các bạn phải bỏ phiếu “Đồng ý”. Tôi tin rằng một lá phiếu “Không” sẽ không có lợi cho Hà Lan cũng như đối với châu Âu” - Thủ tướng Jan Peter Balkenende nói.

Các cuộc điều tra cho thấy đa số người Hà Lan sợ việc mở rộng EU quá nhanh có thể dẫn đến việc bị “nuốt chửng” cả về mặt dân số và quyền lực. 

Hơn nữa việc tập trung quyền lực ở Brussels cũng đồng nghĩa Hà Lan phải xem lại các đạo luật “tự do” về cần sa, tình dục đồng giới và cả luật về quyền được chết.

Cũng theo các chuyên gia, một nguyên nhân nữa cũng khiến cho các cử tri có sự e ngại khi đưa ra quyết định ủng hộ Hiến pháp châu Âu hay không đó là việc người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Hà Lan thừa nhận, ngày hôm nay (1/6), rằng đồng tiền cũ của Hà Lan, đồng guilder, đã bị mất giá khi chuyển đổi sang đồng euro.

Một nguyên nhân khác cũng có tác động không nhỏ đó là một bộ phận người Hà Lan lo ngại rằng việc thông qua Hiến pháp châu Âu cũng đồng nghĩa với việc mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh.

Cho đến nay mới có 9 quốc gia trong tổng số 25 quốc gia thành viên EU phê chuẩn hiệp ước về Hiến pháp châu Âu là: Áo, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italy, Lithuania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".