Trưng bày hiện vật quý của văn nghệ sĩ nổi tiếng

Nhiều hiện vật của các văn nghệ sĩ thời kỳ kháng chiến. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH.
Nhiều hiện vật của các văn nghệ sĩ thời kỳ kháng chiến. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH.
TP - Gần 200 hiện vật xuất hiện trong trưng bày chuyên đề Văn học - Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954) khai mạc sáng 8/6 góp phần làm rõ giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời cách nay 75 năm.  

Trưng bày giúp công chúng, đặc biệt thế hệ trẻ hiểu hơn giá trị soi đường, tác dụng định hướng của Đề cương về văn hóa Việt Nam” cũng như những cống hiến của văn nghệ sĩ lớp đầu tiên, TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nói. Gần 200 hiện vật tập trung vào hai chủ đề: Đề cương về văn hóa Việt Nam và Văn học - Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954). Trưng bày mở cửa đến hết tháng 9 theo đánh giá của PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam góp phần khẳng định giá trị của bản Đề cương văn hóa đầu tiên của Việt Nam.

Hiện vật tiêu biểu của phần thứ nhất chính là Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1943, sau đó được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1- Cơ quan vận động văn hóa mới. Trong các trang văn xuôi của Nhật ký trong tù năm 1943 có ghi chép suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới. Hai tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh khác nhau tuy nhiên chung tư tưởng xây dựng văn hóa.

Trưng bày hiện vật quý của văn nghệ sĩ nổi tiếng ảnh 1 Nhiều hiện vật của các văn nghệ sĩ thời kỳ kháng chiến.  Ảnh: NGUYÊN KHÁNH.

Phần trưng bày Văn học- Nghệ thuật phong phú hơn với những hiện vật gắn liền với đội ngũ văn nghệ sĩ thời kỳ đầu. Đó là những bản sách quý tác phẩm thời kỳ đầu thấm nhuần Đề cương về văn hóa Việt Nam: Địa ngục, Lò lửa của Nguyên Hồng, tập truyện ngắn Luống cày, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Đường vui của Nguyễn Tuân, tiểu thuyết của Nam Cao, những bản nhạc để đời của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Văn Cao, một số tác phẩm tranh cổ động của thời kỳ kháng chiến, loạt tranh tượng của họa sĩ chiến trường như Diệp Minh Châu, Nguyễn Hiêm. Các nhà tổ chức chọn lọc những bài viết và nhận định sắc bén của các học giả, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ tên tuổi như Đặng Thai Mai, Xuân Trường, Tố Hữu, Lê Quang Đạo, Như Phong.

Chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng giữa gian trưng bày. Đây chính là tác phẩm điêu khắc của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim-người đầu tiên được trực tiếp tạc tượng Bác vào năm 1946. Hai lá thư đặc biệt được giới thiệu tới công chúng, một của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi anh em họa sĩ nhân triển lãm tháng 12/1951, bức thư còn lại của họa sĩ Tô Ngọc Vân, Giám đốc Trường Mỹ thuật Việt Bắc gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1952. Trong loạt hiện vật của các văn sĩ đời đầu như Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân đáng chú ý có viên gạch và đôi giày gắn bó với nhà thơ Tố Hữu, chiếc khăn len của nhà văn Hoài Thanh, áo măng tô kỷ vật của nhà thơ Huy Cận. Bảo tàng Văn học đóng góp một số hiện vật của văn nghệ sĩ trong thời kỳ hoạt động cách mạng.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.