Trồng mít sạch thu nhập hàng trăm triệu đồng

Ông Tám bên cây mít trĩu quả của mình. Ảnh: Hòa Hội
Ông Tám bên cây mít trĩu quả của mình. Ảnh: Hòa Hội
TP - Ông Nguyễn Văn Tám, 63 tuổi, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) sử dụng bao lưới cước để bảo vệ vườn mít không bị côn trùng phá hoại và cho trái đẹp, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năm 2011, ông Tám thử nghiệm trồng 250 cây mít Thái trên diện tích 0,2 ha. Sau hơn 1 năm, ông Tám thu hoạch được hơn 50 triệu đồng. Ông Tám cho biết, mít Thái cho trái quanh năm, thu hoạch rộ nhất là từ tháng 5 đến tháng 11. Năng suất đạt khoảng 100- 150 kg/cây, với giá bán từ 7.000 – 20.000 đồng/kg (tùy thời điểm) nên mỗi cây mít sẽ cho thu nhập trên 1 triệu đồng/năm.

Năm đầu, thu hoạch có lãi. Thấy trái mít bị sâu, bệnh tấn công mà không phun xịt được nên ông Tám chọn cách bao trái bằng túi nylon nhưng phương pháp này chỉ hạn chế được sâu, bệnh nhưng trái không đẹp. Sau thời gian tìm hiểu, ông Tám phát hiện lưới cước Thái sử dụng phù hợp nên mua về bao trái với chi phí 4.000 đồng/cái. Sử dụng cước Thái để bao trái thì các loại sâu bọ, ruồi lưng không xâm nhập được vào trái.

Nói về kỹ thuật để may và sử dụng túi lưới cước, ông Tám chia sẻ: “Chọn lưới cước Thái loại khổ 1m để may. Mỗi túi cắt chiều dài 70 cm, chỉ may một đường dọc theo thân túi và trên đầu mỗi túi may một đường chạy vòng khoảng 1 cm để sỏ dây vào, giúp cho việc buộc, mở khi bao trái và thu hoạch dễ dàng và nên bao trái ở giai đoạn 10 ngày sau khi mít đậu trái”.

MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.