Triết lý

Triết lý
TP - Người ta đang bàn luận để tìm kiếm một khái niệm gọi là "triết lý giáo dục Việt Nam" áp dụng trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập. Bàn rằng nên dạy chữ trước hay dạy làm người trước? Rằng cơ chế quản lý giáo dục đang loay hoay thiếu định hướng này nên gỡ thế nào, xây dựng chuẩn con người Việt Nam thế kỷ 21 ra sao …

> Triết lý nào cho giáo dục Việt Nam?

Thực ra cuộc tìm kiếm triết lý giáo dục mới đã nở rộ từ vài năm nay với nhiều hội thảo, hội nghị. Ý kiến thống nhất, vẫn là nên dạy các em nhỏ làm người trước khi dạy chữ.

Hiểu rằng ở đây muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy trẻ nhỏ lớn lên thành người tốt, có ích, so với việc chỉ truyền đạt kiến thức đơn thuần. Nhưng cuối cùng thì cũng vẫn trở lại với giáo lý “Tiên học lễ - hậu học văn” quen thuộc từ hàng ngàn năm nay, thời nào cũng dùng được! Trong khi đến lúc phải xem xét lại cái trật tự “trước – sau” giữa học chữ và học làm người này theo hướng không thể xem nhẹ thứ nào hơn thứ nào.

Có thế mới đáp ứng được tinh thần mới năng động, hiện đại và hội nhập. Xem lại triết lý giáo dục mà UNESCO đề ra: “Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để khẳng định”, thấy việc cứ loay hoay mãi giữa Chữ và Người ở ta nó phiến diện thế nào.

Có thể do đạo đức học đường, và ở nhiều phương diện cả đạo đức xã hội nữa đang lao dốc, nên cần phải đuổi theo mục tiêu trước mắt là siết mạnh lại đạo đức tinh thần cho học trò chăng?

Vậy thì đặt câu hỏi: Tìm triết lý giáo dục để dạy dỗ con trẻ, còn người lớn thì dùng món triết lý gì để dạy dỗ đây?

Chắc chắn không thể là thứ triết lý dựa trên sức mạnh đồng tiền và sự dối lừa, đạo đức giả… Chỉ có thể giáo dục thành công thế hệ trẻ, nếu trước đó người lớn tự trang bị được cho mình một triết lý đơn giản mang tên: Làm gương. Thầy cô giáo làm gương. Người lớn, cha mẹ ông bà làm gương. Lãnh đạo làm gương. Người thi hành pháp luật làm gương.

Không dùng bằng giả, không dùng chức quyền nhét con em mình vào những vị trí ngon lành của cơ quan nhà nước, bất kể trình độ bằng cấp. Không nói một đằng làm một nẻo, khinh nhờn pháp luật, dám làm dám nhận trách nhiệm. Không tham nhũng tham ô, không đè nén những dân thường thấp cổ bé họng …

Cố đi tìm triết lý giáo dục mới với hy vọng đào luyện ra lớp trẻ tài năng, trong sáng mà không tẩy độc được sự ô nhiễm trầm trọng trong suy nghĩ, hành động của không ít những người lớn và cả xã hội xung quanh, thì đó chỉ là việc đi tìm và thực thi một triết lý không tưởng n

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG