Triết lý nào cho giáo dục Việt Nam?

“Giáo dục không thể xa rời mục tiêu chính khai sáng con người”, TS Hồ Thiệu Hùng. Ảnh: Hồng Vĩnh
“Giáo dục không thể xa rời mục tiêu chính khai sáng con người”, TS Hồ Thiệu Hùng. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Các cuộc cải cách giáo dục vừa qua đều chọn xây dựng chương trình đào tạo, sách giáo khoa là yếu tố quyết định đầu tiên. Nhưng nay nếu vẫn theo lối mòn đó sẽ lặp lại thất bại cũ.

> Đề án giáo dục 70.000 tỉ đồng: Không thể chắp vá
> Làm ngơ trước thực tế giáo dục
> Chữa học vẹt bằng bản đồ tư duy

“Giáo dục không thể xa rời mục tiêu chính khai sáng con người”, TS Hồ Thiệu Hùng. Ảnh: Hồng Vĩnh
“Giáo dục không thể xa rời mục tiêu chính khai sáng con người”, TS Hồ Thiệu Hùng. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Ý kiến trên được đưa ra tại Hội thảo “Triết lý Giáo dục Việt Nam” ngày 19-8 tại TPHCM do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của nhiều nhà giáo, nhà khoa học tên tuổi.

Nhiều đại biểu chỉ ra rằng, muốn thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và chiến lược GD&ĐT 2011- 2020 phải có triết lý giáo dục Việt Nam. Nền giáo dục vừa qua “cải cách mà không mới”. Nhiều trường THPT vẫn chạy theo thành tích, chỉ tập trung day một số môn học để dồn học trò thi tốt nghiệp đạt tỷ lệ đậu cao.

Cứ đến mùa thi là dồn ép học sinh học như là một trại huấn luyện lính chiến đấu. Có hiện tượng “đuổi” học sinh yếu, kém khỏi trường để giữ vững bảng thành tích. Ngay môi trường giáo dục đại học cũng chỉ chú trọng đến dạy chữ. Bằng chứng là nhiều cử nhân, kỹ sư ra trường dù có chuyên môn giỏi nhưng vẫn “mù tịt” về lịch sử đất nước, văn hóa dân tộc.

TS. Hồ Bá Thâm- Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM phân tích: Các cuộc cải cách, đổi mới giáo dục (1981, 2001) đều chọn khâu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, coi đây như yếu tố quyết định đầu tiên và tập trung toàn lực.

“Điều đáng trách là áp lực thi cử còn quá nặng nề, chưa thay thế vào đó hệ thống giá trị thực của con người mà nhà trường đào tạo. Từ đó đã kéo theo rất nhiều hệ lụy khác thiếu tiến bộ, thiếu tôn trọng con người và không thôi thúc yêu cầu phấn đấu rèn luyện nhân cách. Mỗi mùa thi tốt nghiệp, mỗi mùa thi ĐH là giống như cả làng tập trung chống trời sập” - TS Huỳnh Công Minh - Nguyên GĐ Sở GD&ĐT TPHCM.

“Đáng tiếc chưa cuộc nào được coi là thành công. Nay, ngành giáo dục lại tiếp tục con đường mòn, tư duy đó nên chắc chắn lặp lại thất bại cũ”. TS. Thâm so sánh: Đất nước nếu không có công cuộc đổi mới cơ chế quản lý hẳn không có diện mạo hôm nay. Do vậy, không lý gì ngành giáo dục vẫn giữ cơ chế ban phát, xin – cho, “cầm tay chỉ việc” các trường. Đổi mới, thực hành cơ chế quản lý giáo dục cần được coi là bước đột phá.

“Mỗi mùa thi tốt nghiệp, mùa thi ĐH là giống như cả làng tập trung chống trời sập”, TS. Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nói. Theo ông, giáo dục hiện nay được đề cập đến như một bức xúc là do lúng túng trong định hướng phát triển của ngành trước thay đổi quá lớn của xã hội.

“Nhận thức và am hiểu triết lý giáo dục dạy làm người đang còn nhiều giới hạn trong hệ thống quản lý của ngành. Khoa học giáo dục chậm phát triển không đủ sức chuyển tải những triết lý giáo dục cần có. Chúng ta cứ ngồi lại với nhau là phê phán giáo dục của mình. Nào là chấm điểm, dạy học, sách giáo khoa... Nhưng chúng ta chưa đứng trên cái đó để nói đến công tác điều hành quản lý như thế nào. Cứ loay hoay những chuyện thi cử, chấm điểm để rồi cuối cùng đổ cho giáo viên hết”, TS Minh nói.

Cũng theo TS. Minh, áp lực thi cử còn quá nặng nề, chưa được thay thế bằng hệ thống giá trị thực của con người mà nhà trường đào tạo. Từ đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy thiếu tiến bộ, thiếu tôn trọng con người và không thôi thúc yêu cầu phấn đấu rèn luyện nhân cách.

TS Hồ Thiệu Hùng - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng, ngành giáo dục không nên tự đặt cho mình mục tiêu đầy tham vọng là đào tạo con người phát triển toàn diện. Đây là một tham vọng phi thực tế. Có một mục tiêu mà giáo dục không bao giờ được xa rời chính là khai sáng con người.

Muốn vậy, phải làm tốt các việc sau: Cung cấp cho người học hiểu biết cơ bản, thiết thực nhu cầu thời đại; giúp người học biết tư duy độc lập; khơi dậy sự ham học, hướng dẫn cách học và tự học; không lãng phí các tiềm năng bẩm sinh của con người.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG