Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN

Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN
TPO - Tuần cuối tháng 11/2008, bắt đầu từ tối 24 tại gallery Ý Ngọc-Sĩ Hoàng, TPHCM khai trương một triển lãm rất độc đáo, đáng yêu với hơn 500 búp bê len xinh đẹp, rực rỡ trong trang phục 54 dân tộc Việt Nam.
Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 1
Chị Thục và những sản phẩm búp bê len tại triển lãm.

Gallery bề thế, nổi tiếng cách không xa Dinh Độc Lập ( 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1 TP Hồ Chí Minh) là vị trí quá thuận lợi để giới thiệu với khách thập phương không gian tinh khôi, đẹp đẽ mà thẳm sâu của nửa nghìn búp bê sơn nữ.

Tác giả triển lãm, cựu sinh viên Văn khoa Sài Gòn Nguyễn Thị Thục từng có nhiều năm làm báo và đạo diễn truyền hình ở Đà Lạt, từng dạy nữ công cho học sinh phổ thông tại trường Hermann Gmeiner Đà lạt, cho trẻ em mồ côi tại Làng SOS Lâm Đồng, cho trẻ em khiếm thính tại Trung tâm người khuyết tật Đồng Nai, là một phụ nữ hơn nửa đời người yêu say đắm trò chơi búp bê và nghề làm búp bê, đã lấy bút danh Hiền Thục đặt tên cho bộ sưu tập búp bê các dân tộc Việt Nam của mình.

Giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống riêng gần 20 năm trước, chị từng quên buồn bằng việc tự nghiên cứu cách làm búp bê bằng kỹ thuật đan móc truyền thống.

Và người bạn đời đầy cảm thông chia sẻ của chị vừa tạo mọi điều kiện cho chị yên tâm làm búp bê, vừa quên mình là một nhà thơ nổi tiếng để ngày ngày gò lưng đạp xe giúp vợ bỏ mối búp bê len ở các quầy bán hàng lưu niệm cho du khách.

Hiếm có tứ thơ “ nịnh vợ” nào dào dạt tình yêu và lòng trân trọng việc làm đầy nữ tính của vợ như những câu thơ này :

Em ngồi đó quên cả ngày tàn quên đêm khuya khoắt

Mười ngón tay lan một thế giới dịu hiền

Những búp bê len muôn màu hồn nhiên ánh mắt

Em lẳng lặng đẩy lùi cơn bão dập đời anh” 

Nhà thiết kế thời trang Sĩ Hoàng, người được chị Thục trân trọng giới thiệu là ân nhân, là “ thầy” của chị, kể : 4 năm trước, trong một lần lên Đà Lạt làm giám khảo cuộc thi Sáng tạo sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch, những con búp bê len xinh xắn đơn sơ do chị Hiền Thục làm dự thi đã khiến anh đặc biệt chú ý.

Anh tặng chị Thục cuốn sách hướng dẫn nghệ thuật làm búp bê len của nước ngoài và gợi ý chị nên cải tiến mẫu mã, đầu tư sâu theo hướng tạo mẫu búp bê các dân tộc, như cách anh đã tìm tòi và khẳng định được thương hiệu riêng của mình với áo dài Việt Nam.

Từ đó, mỗi lần lên Đà Lạt thăm nhà Búp Bê Hiền Thục, anh lại bất ngờ trước khả năng và hiệu quả sáng tạo không ngừng của chị Thục. Giành 1 tuần gallery cho triển lãm, tích cực mời những nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến dự, mua mở hàng 20 sản phẩm kèm lời chúc may mắn cho triển lãm, Sĩ Hoàng tin Búp Bê Len Hiền Thục có cơ hội được trân trọng trên thị trường hàng mỹ nghệ thủ công của thế giới, cùng theo đó là khả năng giải quyết việc làm với thu nhập cao cho nhiều phụ nữ giỏi nghề móc len trên phố núi, đồng thời còn tạo thêm một sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hóa tuyệt đẹp cho xứ hoa Đà Lạt.

Tỉ mẩn hàng tuần, đôi tay khéo léo đan móc không ngừng của nữ nghệ nhân phố núi mới hoàn tất được một búp bê độc đáo và sống động. Đó không chỉ là các thiếu nữ Thái, Mường, Tày, Mông hay Sila, M’Nông, Pà Thẻn v.v… váy áo rực rỡ muôn màu, mà còn có những đôi nam nữ xúng xính áo dài khăn đóng trong lễ vu quy, các nàng hoa hậu Việt sang trọng lộng lẫy.

Vài trăm nghìn một “ con”, liệu có đắt so với túi tiền khách thập phương thời tài chính gieo neo ?  Một thương nhân hào hứng ngắm hàng, khẳng định với tôi : Không hề đắt ! Những bộ búp bê len này không chỉ dành cho những người say mê sưu tầm búp bê và biểu mẫu về trang phục các dân tộc Việt Nam mà còn xứng đáng là loại quà lưu niệm cao cấp cho các dịp mừng sinh nhật, lễ Valentine hoặc ngày Tám tháng Ba, cưới hỏi, tốt nghiệp, các cuộc giao tiếp của các cá nhân hoặc tổ chức nhà nước, doanh nghiệp v.v…

Khách du lịch bốn phương đến thăm Việt Nam sẽ đều thích đem về những kỷ vật mang đậm dấu ấn Việt Nam, dấu ấn Đà Lạt đẹp như thế này. Mặt khác, đây còn là mặt hàng phục vụ trang trí nội thất cao cấp, có thể trưng bày từng búp bê biểu tượng trang phục dân tộc đơn lẻ hoặc thành từng cụm, từng bộ, tạo ra không gian thẩm mỹ đặc thù, một thế giới hồn hậu của sự dịu dàng, của lòng nhân ái và vẻ đẹp nữ tính Việt vĩnh hằng.

Riêng chị Thục thì hồi hộp lắm. Chị lo : Lỡ hàng không bán được, liệu có thể “trả bằng búp bê” với các chủ nợ đã cho chị vay hàng trăm triệu đồng thực hiện cuộc triển lãm này không ? 

Chùm ảnh về bộ sưu tập búp bê len các dân tộc

Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 2

Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 3

Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 4

Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 5

Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 6

Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 7
Triển lãm búp bê len các dân tộc lần đầu tiên ở VN ảnh 8
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.