Triển khai ngân hàng lưu động đầu tiên ở phía Nam

Ngân hàng lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tỉnh Bình Thuận.
Ngân hàng lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tỉnh Bình Thuận.
Agribank chi nhánh Bình Thuận triển khai thử nghiệm đề án điểm giao dịch ngân hàng lưu động bằng ô tô chuyên dùng.

Sáng nay (28/11), tại xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Bình Thuận, triển khai thử nghiệm đề án điểm giao dịch ngân hàng lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Đây là mô hình ngân hàng lưu động đầu tiên ở khu vực phía Nam.

Ngân hàng lưu động được tích hợp trên xe chuyên dụng với công nghệ kết nối hiện đại, có đầy đủ chức năng của một điểm giao dịch ngân hàng, cung cấp hầu hết các sản phẩm, dịch vụ hiện đại như nhận tiền gửi tiết kiệm, tư vấn, cho vay tín dụng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm; mở tài khoản tiền gửi thanh toán; thanh toán tiền điện qua ngân hàng, SMS-banking và các dịch vụ tiện ích khác.

Theo ông Huỳnh Tấn Nam, Giám đốc Agribank Bình Thuận, dịch vụ được triển khai với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con nông dân, các hộ sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh góp phần thúc đẩy sản xuất, xóa đói giảm nghèo. 

Triển khai ngân hàng lưu động đầu tiên ở phía Nam ảnh 1

Người dân xã Tân Thuận thực hiện các giao dịch vay vốn, gửi tiền tiết kiệm, thanh toán tiền điện... tại điểm giao dịch lưu động vào sáng 28/11.

Trước đây muốn giao dịch tín dụng, người dân xã Tân Thuận cũng như các xã khác ở huyện Hàm Thuận Nam phải chạy xe máy ra trung tâm huyện rất khó khăn, đôi khi phải chờ đợi lâu. Nay có xe lưu động giao dịch tại chỗ, người dân tiết kiệm được thời gian và không phải di chuyển trên đoạn đường xa mất an toàn.

Ông Huỳnh Văn Điệp, nông dân thôn Hiệp Nhơn, xã Tân Thuận vừa bán lứa thanh long chong đèn đến gửi tiền tại điểm giao dịch lưu động cho biết, ngân hàng có điểm giao dịch tại địa phương là mang lại lợi ích, tiện ích rất lớn cho bà con nông dân.

“Người dân cần giao dịch đi lại sẽ thuận tiện, đỡ vất vả hơn nhiều so với trước. Điểm giao dịch gần, người dân có thể tận dụng thời gian sau khi làm công việc nhà để đến giao dịch là sự thuận lợi chưa từng có”, ông Điệp bày tỏ.

Bình Thuận hiện là tỉnh đầu tiên của khu vực phía Nam và là địa phương thứ hai của cả nước (sau Thanh Hóa) thực hiện thí điểm dịch vụ này.

MỚI - NÓNG