Triển khai giai đoạn ba Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản

Triển khai giai đoạn ba Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản
TP - Ngày 12/11, cuộc họp Ủy ban hỗn hợp triển khai “Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn ba nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội.

Theo đó, trong Kế hoạch hành động của giai đoạn này sẽ triển khai 7 nội dung lớn với 37 hạng mục cụ thể, nhằm tiếp tục cải thiện hệ thống pháp luật, chính sách, môi trường đầu tư của Việt Nam. Một số vấn đề lớn sẽ được thực hiện như:

Cải thiện quy tắc quyết định của HĐQT của doanh nghiệp (DN) được thành lập trước khi thi hành Luật DN mới; Tăng cường chức năng đầu mối quản lý đầu tư nước ngoài;

Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng tạo môi trường sống của công nhân quanh các khu công nghiệp; Làm rõ và chi tiết hóa các hạng mục chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN; Vận hành hóa đơn thuế VAT một cách công bằng; Lập dự thảo kế hoạch thực hiện để phát triển CN phụ trợ; Thúc đẩy sự phát triển nguồn điện...

Theo đánh giá của Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc: So với hai giai đoạn trước, Kế hoạch hành động cụ thể của giai đoạn ba ít hơn về số lượng nội dung và các hạng mục thực hiện. Điều đó cho thấy cơ chế, chính sách cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của Việt Nam đã được cải thiện tốt hơn.

Ngoài ra, phía bạn cũng đã đồng ý việc lập thành lập bộ phận hỗn hợp “Japan Desk” tại Trung tâm xúc tiến đầu tư khu vực phía Bắc (thuộc Cục Đầu tư nước ngoài) nhằm làm đầu mối về đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật trong giai đoạn ba.

Theo lộ trình, Kế hoạch hành động này sẽ được thực hiện trong hai năm, kể từ ngày 12/11/2008 đến tháng 11/2010. Dự kiến, việc tổ chức đánh giá sẽ được thực hiện giữa kỳ vào tháng 11/2009, cuối kỳ tháng 11/2010.

Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản được Chính phủ hai nước khởi xưởng từ tháng 4/2003. Giai đoạn một đã được triển khai từ tháng 12/1003 hoàn tất vào tháng 11/2005 với 44 nội dung lớn, 125 hạng mục cụ thể.

Tiếp đó, từ tháng 7/2006 đến tháng 12/2007 giai đoạn hai được thực hiện với 46 nội dung lớn, trong đó có 80 giải pháp cụ thể đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ được hai bên đánh gia cao.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.