Triển khai Đề án 89, đào tạo tiến sĩ cả trong và ngoài nước

0:00 / 0:00
0:00
Triển khai Đề án 89, đào tạo tiến sĩ cả trong và ngoài nước
SVVN - Theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT, cơ sở cử giảng viên đi đào tạo theo Đề án 89 có trách nhiệm thu hồi học bổng và chi phí đào tạo đã cấp khi người được cử đi đào tạo vi phạm quy định.

Bộ GD - ĐT đã có văn bản hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 và 2022 theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 89).

Đào tạo tiến sĩ trong nước và ngoài nước

Theo Bộ GD - ĐT, có ba hình thức đào tạo thuộc Đề án 89 là: Đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam; Đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; Đào tạo toàn thời gian theo hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo của Việt Nam và cơ sở đào tạo của nước ngoài (chỉ dành cho đào tạo ở trình độ tiến sĩ).

Về ngành đào tạo, đối với trình độ tiến sĩ là tất cả các ngành theo nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học và chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao của đất nước trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Học bổng ở trình độ thạc sĩ chỉ được cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao.

Đối với đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam, người học được hỗ trợ học bổng và học phí, hỗ trợ chi phí đi dự hội thảo hoặc thực tập ở nước ngoài.

Đối với đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, người học được hỗ trợ học bổng và chi phí đào tạo bao gồm học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, vé máy bay một lượt đi và về, các loại phí bắt buộc khác theo quy định của cơ sở tiếp nhận (nếu có).

Đối với đào tạo toàn thời gian theo hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo của Việt Nam và cơ sở đào tạo của nước ngoài: Người học được hỗ trợ tùy theo thời gian học ở Việt Nam hay nước ngoài.

Học bổng và chi phí đào tạo hỗ trợ người học không quá 2 năm đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ; không quá 4 năm đối với người được cử đi đào tạo tiến sĩ, trong đó kinh phí thực tập, nghiên cứu và tham gia hội thảo ở nước ngoài đối với người được cử đi học toàn thời gian ở Việt Nam tối đa không quá 6 tháng.

Những đối tượng dự tuyển

Theo hướng dẫn này, đối tượng dự tuyển gồm có: Giảng viên và những người có nguyện vọng trở thành giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học trong nước có dự định học tiến sĩ trong năm 2021 hoặc 2022, hoặc hiện đang là nghiên cứu sinh năm thứ nhất hoặc năm thứ hai nhưng không thuộc đối tượng thụ hưởng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao có dự định học thạc sĩ trong năm 2021 hoặc 2022, hoặc đang học năm thứ nhất chương trình thạc sĩ.

Đối tượng dự tuyển phải dưới 40 tuổi tính đến ngày đăng ký dự tuyển, cam kết quay về làm việc tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam sau khi tốt nghiệp.

Những người chưa phải là giảng viên phải có thỏa thuận ký với một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam về việc tiếp nhận làm giảng viên của cơ sở đó sau khi tốt nghiệp.

Người được cử đi đào tạo phải dành toàn bộ thời gian để hoàn thành việc học tập, nghiên cứu khi đã được công nhận trúng tuyển và tham gia khóa học.

Người được cử đi đào tạo có trách nhiệm bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành trong các trường hợp sau: Tự ý bỏ học; không hoàn thành chương trình đào tạo và không được cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng không quay trở lại làm việc tại cơ sở cử đi (hoặc tại cơ sở có ký thỏa thuận cam kết tiếp nhận giảng viên) hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.

Cơ sở cử giảng viên đi đào tạo có trách nhiệm thu hồi học bổng và chi phí đào tạo đã cấp khi người được cử đi đào tạo vi phạm quy định.

Căn cứ vào năng lực, điều kiện đảm bảo chất lượng, uy tín và kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT ra quyết phê duyệt danh sách những cơ sở trong nước và nước ngoài tham gia đào tạo theo Đề án 89 và công bố danh sách này trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD - ĐT trước ngày 1/6/2021.

Bộ GD - ĐT sẽ xem xét và thông báo số lượng ứng viên trúng tuyển theo học Đề án 89 trước 30/6/2021 để các cơ sở quyết định cử người đi học và cơ sở đào tạo thực hiện các thủ tục tiếp theo.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.