'Trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hô hấp'

'Trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hô hấp'
Theo PGS.TS.BS. Vũ Thị Nhung, Chủ tịch Hội phụ sản TP HCM trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, khò khè, đặc biệt là hệ miễn dịch kém phát triển hơn trẻ sinh thường.

'Trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hô hấp'

> Những việc mẹ bầu nên làm ngay sau khi sinh mổ
> Sản phụ sinh em bé nặng 6kg ở Bình Thuận

Theo PGS.TS.BS. Vũ Thị Nhung, Chủ tịch Hội phụ sản TP HCM trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, khò khè, đặc biệt là hệ miễn dịch kém phát triển hơn trẻ sinh thường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chị Phạm Trần Ngọc Trâm, nhân viên văn phòng quận 1, TP HCM có con sinh mổ chia sẻ: “Tôi sinh mổ do huyết áp cao, mặc dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng đến khi vào thực tế mới thấy ngỡ ngàng nhiều thứ. Bé Nấm thường dễ bị bệnh vặt như sổ mũi, ho khan…

khi trở trời, nhất là mùa lạnh. Bé còn hay bị dị ứng nếu vô tình hít phải khói bụi. Tôi cũng tìm nhiều cách để chăm con tốt hơn những vẫn chưa cải thiện”.

Nói về triệu chứng của bé Nấm, các bác sĩ cho biết, trẻ sinh mổ thường có những biểu hiện bệnh như vậy, rất dễ bị ốm vặt, thường xuyên bệnh khi thời tiết chuyển mùa hay trở trời…

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém phát triển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện (6 tháng) so với trẻ sinh thường (10 ngày).

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Nhung giải thích hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh thường khi đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) sẽ được hấp thụ nhiều lợi khuẩn, vốn tập trung nhiều tại âm đạo mẹ, giúp kích hoạt hệ vi sinh đường ruột của trẻ phát triển.

Trong khi đó trẻ sinh mổ lại không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những lợi khuẩn này. Hơn nữa, mẹ sinh mổ thường lên sữa chậm và chỉ được tiếp xúc với trẻ sau khi sinh từ 4 đến 5 giờ nên sẽ được bú mẹ muộn hơn so với trẻ sinh thường, làm chậm việc tiếp xúc với các kháng thể trong sữa non của mẹ cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những tác nhân trên là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ kém phát triển hơn.

Ngoài việc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sinh mổ còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp cho trẻ. Trong quá trình mổ lấy thai, lượng nước ối tại phổi của trẻ sẽ không được tống ra hết do lồng ngực không bị ép chặt như khi qua ống sinh tự nhiên của mẹ, từ đó có thể gây ra tồn dịch trong phổi, nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp cấp và các bệnh hô hấp sau này. Trẻ sinh mổ cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vì phải tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và mầm bệnh trong môi trường bệnh viện.

Để giúp hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ có thể “đuổi kịp” trẻ sinh thường, các mẹ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, sữa mẹ còn chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời tác động tích cực đến hệ vi sinh đường ruột của bé. Vì vậy mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.

Ngoài ra, bé cũng cần được tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D giúp bé ngủ đủ, sâu và có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Nơi tắm nắng phải có nhiều ánh sáng mặt trời và không có gió lộng. Mẹ nên tránh khoảng thời gian 9h-16h. Sau khi phơi nắng khoảng 5-10 phút, mẹ mới bắt đầu cởi quần, áo, vớ cho bé…

Mẹ cũng cần đảm bảo rằng trẻ được theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, được khám và tiêm chủng đúng theo lịch của bác sĩ chỉ định.

Theo Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.