Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lễ hội Khai hạ - Cầu an là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TPHCM để cầu mong cho mưa thuận gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi, làm ăn hanh thông...

Sáng 25/8, UBND quận Bình Thạnh (TPHCM) tổ chức lễ đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 1

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Ngô Tùng

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam - cội nguồn sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển văn hóa.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 2

Ban nghi lễ rước bằng chứng nhận vào chánh điện nơi thờ Đức Tả quân.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 3

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng và nhà sử học Nguyễn Đình Tư dâng hương tưởng nhớ Đức Thượng công Lê Văn Duyệt.

Bà Lâm Thị Hoàng Oanh – Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt bày tỏ niềm hân hoan khi hôm nay di tích đón nhận niềm vinh dự đại diện cho người dân quận Bình Thạnh nói riêng, thành phố và cả khu vực phía Nam nói chung, đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 4

Lễ hội Khai hạ - Cầu an là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TPHCM để cầu mong cho mưa thuận gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi, làm ăn hanh thông; thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong lao động, sinh hoạt và bảo vệ đất nước. Trong lễ Khai hạ - Cầu an thường kèm theo những chầu hát bội sống động, tinh tế, sâu sắc. Điều này được lý giải là bởi tuồng hát không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn lồng ghép mục đích giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về ý thức đạo lý làm người, đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt.

Lễ hội là một di sản văn hóa quan trọng của vùng đất Gia Định – Sài Gòn xưa và TPHCM ngày nay.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.