Tránh nể nang, né tránh khi giám sát người đứng đầu

Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Ảnh: T.T
Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Ảnh: T.T
TP - Sáng 6/3, tại Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan công tác dân vận, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng ban Dân vận Trung ương, khẳng định, khi giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt cần bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch, tránh nể nang, né tránh.

Giám sát người đứng đầu “suy thoái”

Theo bà Trần Thị Bích Thủy, Phó trưởng ban Dân vận Trung ương, vừa qua Ban Bí thư đã ban hành Quyết định số 99 và Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Theo đó, việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái phải được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực, hiệu quả.

Về nội dung, hình thức công khai, bà Thủy cho hay, theo quy định các hình thức công khai gồm: Công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; 19 điều quy định đảng viên không được làm… Công khai kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân. Bên cạnh đó công khai bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.

Về hình thức giám sát, nhân dân trực tiếp gặp cấp ủy, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội để phản ánh, hoặc thông qua hòm thư, số điện thoại đường dây nóng… Khi có ý kiến góp ý, cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm yêu cầu tập thể, cá nhân được góp ý báo cáo, giải trình. Đồng thời tổ chức xác minh làm rõ từng nội dung và kết luận cụ thể, xử lý nghiêm các khuyết điểm, sai phạm (nếu có).

Về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng ban Dân vận Trung ương cho hay, khi phát hiện hoặc tiếp nhận báo cáo, phản ánh về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội báo cáo bằng văn bản hoặc phản ánh trực tiếp với cấp ủy cùng cấp để xem xét, xử lý. Bên cạnh đó, khi tiến hành giám sát phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch, tránh nể nang, né tránh hoặc để bị lợi dụng.

Nhân dân phản ánh, cấp ủy phải vào cuộc

Theo bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương, các quy định mà Ban Bí thư mới ban hành đều là những vấn đề quan trọng, liên quan đến triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Trong đó, việc vận động người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các vấn đề theo hướng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” sẽ góp phần tạo nên sự đồng bộ trong nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. “Khi người dân phản ánh các vấn đề, vụ việc thì cấp ủy nơi đó phải vào cuộc, phải nêu quan điểm, ý kiến về vụ việc”, bà Mai nhấn mạnh.

Theo bà Mai, có thể những vụ việc người dân phản ánh chưa chắc đã đúng, vì người dân quan sát thấy hiện tượng thì phản ánh chứ chưa tìm hiểu. Nhưng trách nhiệm của cấp ủy là phải trả lời ý kiến của người dân. “Ví dụ như tại cơ sở khi người dân phát hiện cán bộ nào đó có thái độ ứng xử chưa mẫu mực với dân. Họ thấy thái độ không mẫu mực thì phản ánh. Còn trách nhiệm của cấp ủy là xem xét hành vi đó vi phạm đạo đức công vụ hay hành vi đó là biểu hiện của suy thoái”, bà Mai nói.

Nhấn mạnh hiện người dân tham gia vào phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội rất mạnh, cho nên các cơ quan phải vào cuộc xem xét chứ không thể bỏ qua. Từ đó bà Mai cho biết, năm nay Ban Dân vận và Tập đoàn viễn thông Viettel sẽ triển khai phần mềm thống kê những vấn đề người dân quan tâm phản ánh trong ngày, trong 1 tuần, 1 tháng để xem những ý kiến phản ánh tập trung ở lĩnh vực nào.

“Khi người dân phản ánh các vấn đề, vụ việc thì cấp ủy nơi đó phải vào cuộc, phải nêu quan điểm, ý kiến về vụ việc”.

Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.