>> Dị tật tim nặng và hiếm gặp ở trẻ: Hẹp eo động mạch chủ
>> Quan tâm đến trái tim của bé từ trong bụng mẹ
>> Tứ chứng Fallot
>> Phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch
>> Đảo gốc động mạch – dị tật tim dễ gây tử vong
Bác sĩ Sriram Shankar - chuyên gia phẫu thuật tim hàng đầu của bệnh viện Gleneagles, Singapore. Ảnh: TPO
Cần lượng sức trong quan hệ tình dục với bệnh nhân tim. Đó là câu trả lời cho anh Nguyễn Văn Mãi, 38 tuổi ở Thanh Hóa cùng một số người quan tâm khác rất băn khoăn liệu quan hệ tình dục có ảnh hưởng gì đến người bệnh tim mạch.
Bác sĩ Shankar cho hay, tùy tình trạng của bệnh nhân sẽ có những biểu hiện và "e dè" nhất định. Nếu chức năng tim của bệnh nhân bình thường thì quan hệ tình dục không gây ảnh hưởng đến tim của bạn.
Nếu kết quả của nghiệm pháp gắng sức ở mức 3, điều đó nghĩa là chức năng tim hoạt động bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý không sử dụng Viagra khi bạn đang sử dụng thuốc Nitrales.
Những nguy cơ biểu hiện rõ nhất dễ dẫn tới bệnh tim mạch, chính là: Tiền sử gia đình, nếu một trong hai bố mẹ bị tim mạch thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên gấp 2 lần. Nếu cả hai bố mẹ đều bị bệnh tim mạch thì nguy cơ tăng lên gấp 5 lần so với người bình thường. Ngoài ra còn có các nhân tố khác như mức cholesterol cao, huyết áp, hút thuốc, tiểu đường, chế độ ăn uống và tập luyện thể thao.
Chứng đau nhói bên ngực trái hay gặp nhất cũng có nguy cơ mắc bệnh tim. Bác sĩ Sriram Shankar khẳng định, tốt nhất với các tình trạng khó thở các bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ chuyên gia về tim mạch kiểm tra tim bằng các phương pháp điện tâm đồ hoặc liệu pháp gắng sức.
Tuy nhiên cũng dễ ngộ nhận là bệnh tim, như bệnh nhân Phạm Minh Phương, 33 tuổi ở Công ty Môi trường và Dịch vụ Đô thị Phúc Yên có hỏi "Thỉnh thoảng thấy đau sát bầu vú bên trái, phải thở ngắn từ từ, nếu thở mạnh sẽ có cảm giác đứt tim".
Theo Bác sĩ Shankar, bệnh nhân cần đi chụp Xquang phổi, đây là bệnh lí ở phổi, không do hẹp van tim và cần chụp để phát hiện bệnh chính xác.
Với các trường hợp bệnh tim nhi, trẻ nhỏ cần phải được kiểm tra làm điện tâm đồ 2 năm một lần, nhất là tim có lỗ hổng lớn dần thì yêu cầu kiểm tra năm/lần. Các bậc phụ huynh cần cho bé điều trị các bệnh về răng miệng, sử dụng kháng sinh. Vì chính các virus từ bệnh răng miệng, qua đường máu tới tim sẽ dẫn tới bệnh tim nhi ngày càng nặng hơn.
Với các bà mẹ đang mang thai, tránh chụp Xquang ngực trong những tuần đầu mang thai. Như trường hợp của chị Phạm Thu Hằng, 23 tuổi ở Đắc Lắc. Chị hỏi, liệu có tác hại gì nếu không biết mà chụp Xquang ngực.
Bác sĩ Sriram Shankar khuyên chị tiếp tục theo dõi thai nhi bằng siêu âm thai, nếu đến tuần thứ 20 của thai nhi, tim của bé được bác sĩ kết luận bình thường, chị có thể hòan toàn yên tâm. Tuy nhiên bác sĩ cũng nhấn mạnh thêm, không có phương pháp nào để ngăn ngừa bệnh tim của thai nhi trong thời kỳ bào thai.
Bạn đọc có thể theo dõi toàn bộ cuộc tư vấn trực tuyến tại đây. Cuộc tư vấn trực tuyến của bác sĩ Shankar chỉ kéo dài trong vòng 2 giờ đồng hồ, vì thế vẫn còn tới 100 câu hỏi của bạn đọc ông chưa kịp giải đáp.
Những câu hỏi còn lại chúng tôi đã chuyển cho BS Sriram Shankar để trả lời trực tiếp cho bạn đọc. Mọi chi tiết, bạn đọc có thể liên hệ với BS qua địa chỉ email : sriram_Lifeline@yahoo.com. Trân trọng cám ơn sự tham gia nhiệt tình của bạn đọc, xin hẹn gặp lại vào các buổi trực tuyến lần sau.
Trung tâm Y tế Parkway sẽ tư vấn miễn phí cho bệnh tim nhi được tổ chức vào sáng ngày 27/9/2008 tại Văn phòng Đại diện Hà Nội. Hội thảo “Hãy cho bé trái tim khỏe mạnh” được tổ chức vào lúc 19h cùng ngày tại khách sạn Horison – 40 Cát Linh Hà Nội. Để lấy giấy mời hội thảo và đăng ký tư vấn miễn phí, liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway, tầng 5 số 91B phố Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. Tel: 04 -747 2729/30. Email: info@parkway.com.vn. Hoặc chị Đặng Khánh Chi - ĐT: 0989 08 20 12 |