Trầm Hương Khánh Hòa đồng hành sản xuất tập phim tìm di ảnh liệt sĩ Gạc Ma cuối cùng

0:00 / 0:00
0:00
Lần đầu tiên di ảnh của 64 liệt sĩ Gạc Ma được quy tụ đủ đầy trên bức tường trong nhà trưng bày hiện vật của Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Đài truyền hình Việt Nam vừa giới thiệu bộ phim “Tìm di ảnh ở phía chân trời” về sự kiện này .
Trầm Hương Khánh Hòa đồng hành sản xuất tập phim tìm di ảnh liệt sĩ Gạc Ma cuối cùng ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Tưởng, Chủ tịch công ty Trầm Hương Khánh Hòa - ảnh cắt từ bộ phim

Ngót ba năm trời, kể từ khi khánh thành giai đoạn 1 Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đến cuối năm 2020, rất nhiều người lại đau đáu nhìn vào ô trống chưa có di ảnh của liệt sĩ Trần Quốc Trị trên bức tường trong khuôn viên nhà trưng bày. Hành trình về việc đi tìm di ảnh liệt sĩ Trần Quốc Trị đã được bộ phim “Tìm di ảnh ở phía chân trời” kể lại.

Nói về bộ phim vừa được VTV9 phát sóng gây sự chú ý của nhiều người xem, cố vấn bộ phim - Ông Nguyễn Văn Tưởng, Chủ tịch HĐQT Công ty ATC Trầm hương Khánh Hòa cho biết: “Việc tìm được di ảnh của liệt sĩ Trần Quốc Trị để đưa vào Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma và để gia đình có ảnh thờ là một việc làm có ý nghĩa tâm linh rất lớn. Việc tìm được di ảnh của liệt sĩ Trần Quốc Trị cho thấy chúng ta không để quên ai. Điều này cũng thể hiện sự tri ân của người Việt Nam. Biết ghi ân, ghi công những liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Cha ông ta từ xưa, thời phong kiến đã có công gìn giữ biên cương, hải đảo của Tổ quốc. Thế hệ chúng ta ngày hôm nay tiếp tục truyền thống yêu nước đó. 64 chiến sĩ Gạc Ma đã hy sinh tuổi xuân, hy sinh tính mạng mình để bảo vệ biển đảo tổ quốc. Tinh thần hy sinh của các anh và ý nghĩa của việc xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nhắc nhớ con cháu chúng ta sau này không được phép quên công lao của các chiến sĩ”.

Không chỉ cố vấn cho tập phim này, với tình yêu biển đảo quê hương và đau đáu với bảo tồn và phát triển văn hóa Việt, ông Nguyễn Văn Tưởng đồng hành cùng VTV tổ chức Lễ dâng trầm truyền hình trực tiếp trên VTV ngày 30/4/2019 và thực nhiều tập phim trong seri phim “Tôi yêu biển” và ‘Trầm Hương trong văn hóa tâm linh người Việt” được phát sóng trên tất cả các kênh của VTV trong dịp Tết vừa qua.

Trầm Hương Khánh Hòa đồng hành sản xuất tập phim tìm di ảnh liệt sĩ Gạc Ma cuối cùng ảnh 2

Di ảnh của 64 Liệt sĩ Gạc Ma đã đầy đủ trên bức tường tưởng niệm

Bức di ảnh cuối cùng là chân dung liệt sĩ Trần Quốc Trị. Anh sinh năm 1965, nhập ngũ tháng 8/1985. Cấp bậc Hạ sĩ. Chức vụ Tiểu đội trưởng, E83 công binh. Quê Đồng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Trong phim, ông Võ Duy Trúc, Giám đốc Ban quản lý Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma cho biết: “Trước khi khánh thành, đưa Khu tưởng niệm vào hoạt động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã làm việc với tất cả các bên như Hải quân, Bộ Quốc phòng và kể cả gia đình nhưng đều không tìm được di ảnh của liệt sĩ Trần Quốc Trị”.

Trầm Hương Khánh Hòa đồng hành sản xuất tập phim tìm di ảnh liệt sĩ Gạc Ma cuối cùng ảnh 3

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa

Người quyết tâm tìm di ảnh liệt sĩ Trần Quốc Trị là PGS.TS Ngô Văn Minh, Trưởng khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh khu vực 3 (Đà Nẵng). PGS. TS Ngô Văn Minh thấy “nhói tim” khi nhìn lên ô trống thiếu di ảnh liệt sĩ. Lẽ nào năm 2008, tức là sau 20 năm nằm lặng dưới đáy biển Trường Sa, đồng đội đã vớt được một phần xương cốt của anh cùng một số đồng đội lên thì không lẽ một tấm ảnh anh không còn sót lại?. Trong phim, PGS. TS Ngô Văn Minh nói: “Tôi nghĩ lẽ nào anh ra đi mà lại không để lại một tấm ảnh nào. Cán bộ phòng trưng bày cho biết anh có gửi về gia đình một tấm ảnh chụp cùng đồng đội nhưng đã bị hỏng do một trận bão lũ. Tôi có một niềm tin là sẽ tìm được di ảnh của anh. Tôi đã cố đi tìm…”. PGS.TS Ngô Văn Minh đã nhờ học viên của mình là Trương Thị Thúy Vân, Phó bí thư Huyện đoàn Bố Trạch (quê hương liệt sĩ) phát động chương trình “tìm ảnh cho anh”. Nhiều thanh niên vất vả tìm kiếm mà không được.

Khi đã tìm nhiều cách mà chưa được, tưởng như bó tay thì bất ngờ vào tháng 10/2020, trong lớp học mới của thầy Minh có học viên là Thượng tá Trần Thị Hồng Phượng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Quảng Bình. Thượng tá Phượng cho biết mình đang quản lý tàng thư cấp giấy chứng minh nhân dân của tỉnh Quảng Bình sau khi đã được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên…

Có được tấm ảnh chân dung Trần Quốc Trị chụp lại từ tàng thư khi làm chứng minh thư nhân dân, PGS. TS Ngô Văn Minh đã lên xe về Đồng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Ông Trần Quốc Tuấn bàng hoàng và mừng rỡ xác nhận người trong ảnh chính là Trần Quốc Trị, và tên gọi khác là Trần Văn Trị.

Sáng 1/12/2020, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đến gắn di ảnh của liệt sĩ Trần Quốc Trị lên bức tường của Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Trả lời phỏng vấn trong bộ phim, Thượng úy Trần Thị Thủy, con gái liệt sĩ Thiếu úy Trần Văn Phương xúc động nói: “Bây giờ tôi đến đây rất xúc động. Thấy bố và các đồng đội đã quy tụ đầy đủ ở đây. Họ đã quy tụ về đây để hưởng những nén tâm nhang của người thân, đồng đội, người dân và du khách thập phương…”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.