“Trăm đường hại” do thức khuya và cách lấy lại sức khoẻ

SVVN - Người trẻ ai cũng biết thức khuya gây hại cho sức khỏe thế nào nhưng chẳng ai chịu ngủ sớm, có thể là vì nghĩ mình còn trẻ, còn khỏe nhưng đừng giữ thói quen này nữa, sẽ có lúc bạn hối hận đấy!
Sinh viên hiện nay đa số đều có thói quen thức khuya, có thể là thức để làm bài tập, chạy deadline hay đơn giản chỉ để xem phim, lướt Facebook... Tuy nhiên, việc "sống về đêm" cực kì hại sức khỏe và bạn cần tránh xa nếu không muốn sau này phải hối hận!
“Trăm đường hại” do thức khuya và cách lấy lại sức khoẻ ảnh 1 Thức khuya có thể khiến tuổi thọ suy giảm. (Ảnh minh họa)
"Trăm đường hại" vì thức khuya
Tờ The Daily Northwestern chia sẻ nghiên cứu của ĐH Y Feinberg (Anh) đã theo dõi 500.000 tình nguyện viên Anh trong 6,5 năm và phát hiện nguy cơ khôn lường từ việc thức khuya.
- Suy giảm trí tuệ: Việc ngủ không đủ giấc hay ngủ không đúng giờ sẽ khiến bộ não mệt mỏi, trí nhớ suy giảm. Một số sinh viên thường có thói quen "nước đến chân mới nhảy" nên cứ đợi đến tối muộn mới học bài và dĩ nhiên càng cố thức học thì càng "công cốc", chữ chẳng nhớ nổi mà sáng ra còn gật gà gật gù, uể oải, thiếu sức sống.
- Thức khuya dễ gây rối loạn thần kinh: Thiếu ngủ trong thời gian dài khiến hệ thần kinh chịu áp lực rất lớn, từ đó có thể dễ dàng gây ra chứng rối loạn thần kinh hay trầm cảm.
“Trăm đường hại” do thức khuya và cách lấy lại sức khoẻ ảnh 2 Thức khuya gây hại đủ đường. (Ảnh minh họa)
- Sức khỏe kém, tuổi thọ suy giảm: Phó Giáo sư thần kinh học Kristen Knutson - người đứng đầu nghiên cứu tại ĐH Feinberg nhận định: "Sự sai lệch đồng hồ sinh học và thế giới bên ngoài kéo đến nhiều nguy cơ sức khỏe. Lối sống "ngược đời" (tức thức khuya ngủ ngày) tạo điều kiện phát triển một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, từ đó giảm tuổi thọ con người.
Bên cạnh đó, giáo sư Russell Foster của ĐH Oxford cũng từng nhấn mạnh: "Những hành vi chống lại đồng hồ sinh học của giấc ngủ về lâu về dài có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, những vấn đề này bao gồm tình trạng gia tăng nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim, tiểu đường và béo phì."
Còn chuyên gia tư vấn giấc ngủ, bác sĩ Neil Stanley cho biết: "Nếu lúc nào cũng ở trạng thái thiếu ngủ, chúng ta có nguy cơ chết nhanh gấp 5 lần so với việc ngừng ăn. Thiếu ngủ làm ức chế hệ miễn dịch, bạn sẽ không có động lực, phản ứng chậm, suy giảm tập trung và tăng cảm giác thèm ăn".

Cách ngủ ngon và lấy lại sức khỏe cho các "cú đêm"

Việc thức khuya tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang âm thầm tàn phá sức khỏe của bạn. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh, trước nhất bạn cần phải bỏ ngay thói quen tai hại này và bắt đầu sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc. Vậy làm sao để có thể ngủ đủ giấc và đúng giờ?
- Tránh xa các thiết bị điện tử: Ánh sáng từ các thiết bị điện tử hay thói quen lướt mạng xã hội mỗi khi khó ngủ càng khiến bạn trở trằn trọc hơn nữa. Vì vậy, muốn ngủ sớm hãy ngưng sử dụng điện thoại, máy tính, tivi... trước 1 - 2 tiếng.
- Đọc sách hoặc nghe nhạc trước khi ngủ là một trong những gợi ý hay mà bạn có thể áp dụng để có một giấc ngủ ngon, thoải mái.
- Giường đệm sạch sẽ, thơm tho cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
“Trăm đường hại” do thức khuya và cách lấy lại sức khoẻ ảnh 3 Một giấc ngủ ngon, đủ và đúng giờ sẽ mang lại lợi ích sức khỏe trên cả tuyệt vời.
Còn nếu chẳng may bạn bắt buộc phải thức khuya, có thể vì công việc hay một số vấn đề khác thì có thể áp dụng một số cách sau đây để hồi phục sức khỏe.
- Bù nước: Không ngủ được, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng, do đó bạn cần phải uống đủ nước để cơ thể phục hồi cũng như giúp tăng thêm sự tỉnh táo. Ngoài nước lọc thì nước ép hay sinh tố rau củ cũng là lựa chọn không tồi.
- Không ngủ nướng: Người thức khuya thường cố gắng ngủ bù vào buổi sáng nhưng điều này là vô nghĩa. Thay vào đó bạn nên tập dậy đúng giờ, vệ sinh cá nhân hay tập thể dục để quên đi cơn buồn ngủ.
- Tắm nước ấm: "Khi dòng nước tràn lên da, phản ứng tự nhiên là hít thở mạnh hơn và sâu hơn rất nhiều. Điều này làm tăng lượng oxy và đẩy nhanh tuần hoàn. Máu đi đến các chi và cơ quan nhanh hơn và chức năng não được tăng cường", chuyên gia tâm lý học thể thao Melinda Nicci cho hay.
Tuy nhiên, các cách trên chỉ là biện pháp nhất thời, việc bỏ thói quen thức khuya mới là mấu chốt giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh. Hãy bỏ thức khuya khi còn có thể!
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bài ca về sức mạnh nội tại của con người trong Thế chiến thứ Hai

Bài ca về sức mạnh nội tại của con người trong Thế chiến thứ Hai

SVVN - Lấy bối cảnh chiến tranh Thế giới thứ Hai, hình ảnh con người vươn lên tìm niềm vui sống được khắc họa qua một số tác phẩm. Một số tác phẩm văn học châu Âu nổi bật trong năm vừa qua có thể kể đến Hiệu sách cuối cùng ở London, Một thư viện ở Paris và Kí họa Venice , vừa được Tân Việt Books mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam.
'Thế giới đương đại' giúp bạn 'đọc' được thế giới đầy biến động

'Thế giới đương đại' giúp bạn 'đọc' được thế giới đầy biến động

SVVN - Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến tình hình kinh tế - chính trị thế giới biến động không ngừng, sự xuất hiện của đại dịch, rồi xung đột Nga-Ucraine hiện nay, càng khiến chúng ta cảm nhận rõ nét hơn sức ảnh hưởng sâu rộng của cục diện thế giới đối với mỗi quốc gia, cũng như mỗi cá nhân. 
Bên bờ nước - Thơ hóa Thủy Hử?

Bên bờ nước - Thơ hóa Thủy Hử?

SVVN - Sau khi phát hành cuốn thơ sử Việt Nam Lịch sử thú vị hơn em tưởng, tác giả Đỗ Cao Sang vừa tiếp tục cho ra mắt cuốn Bên bờ nước, tập hợp nhiều bài thơ được anh sáng tác trong vòng 6 năm trở lại đây. Bên bờ nước được xuất bản bởi Nhà Xuất bản Hội nhà văn Việt Nam.