Trầm cảm sau sinh - 'Sát thủ' thầm lặng đáng sợ

Trầm cảm sau sinh - 'Sát thủ' thầm lặng đáng sợ
TPO - Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý y tế thường xuất hiện ở khoảng 13% phụ nữ sau khi sinh. Nó có thể phát triển ở bất cứ ai, từ vài tuần đến một năm nhưng phổ biến nhất trong ba tháng đầu sau sinh. Theo NIH, chứng trầm cảm sau sinh khó có thể nhận ra, bởi vì sự buồn rầu và các triệu chứng khác tương tự như "baby blues" - một trạng thái khóc lóc, ủ rũ thường gặp ở 80% những người mới làm mẹ.
Theo TS BS Lê Thị Thu Hà - Trưởng khoa hậu sản M Bệnh viện Từ Dũ cho hay, trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.
Từ đó sẽ bị sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, hoang tưởng, có hành vi nguy hiểm.
Người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41,2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó.
Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.
Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh
- Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
Trầm cảm sau sinh - 'Sát thủ' thầm lặng đáng sợ ảnh 1 Ảnh minh họa
- Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
- Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
- Khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.
Người dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh là người có tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lặp lại 50%. Hoặc gặp những việc gây căng thẳng như bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp, trong khi thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
Người phụ nữ bị suy nhược cơ thể, lo lắng, hoảng hốt, cảm giác bị ám ảnh, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ cũng có thể dẫn tới bệnh.
Triệu chứng tâm lý
- Tâm trạng buồn bã
- Giảm hứng thú hoạt động
- Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi
- Khó tập trung hoặc không quyết đoán
- Thường nghĩ đến cái chết và tự tử
- Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm
- Mệt mỏi, thiếu sinh lực
Vấn đề về giấc ngủ. Chăm sóc trẻ sơ sinh làm xáo trộn mọi giấc ngủ của người mẹ, nhưng trầm cảm sau khi sinh có thể gây ra những vấn đề về giấc ngủ lớn hơn. Bạn có thể khó ngủ hoặc bạn có thể ngủ quá nhiều. Không ngủ đủ giấc có thể biến thành chu kỳ luẩn quẩn - giấc ngủ kém có thể đóng góp vào chứng trầm cảm và sau đó trầm cảm có thể cản trở giấc ngủ.
Thay đổi thói quen ăn uống. Triệu chứng phổ biến của chứng trầm cảm là ăn ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường. Một số phụ nữ không quan tâm chế độ ăn uống khi họ đang chán nản. Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ và chăm sóc em bé khiến bạn nhanh đói hơn bình thường. Nhưng nếu sự thèm ăn của bạn thay đổi đáng kể - lên hoặc xuống và bạn cảm thấy buồn hoặc bị choáng ngợp, hãy nói chuyện với bác sĩ về nó.
Tâm trang thay đổi thất thường. Sự thay đổi về tâm trạng là một phần của cuộc sống bình thường sau khi sinh con, đặc biệt là trong hai tuần đầu sau khi sinh. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mình cười rồi lại khóc ngay sau đó. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong hơn hai tuần hoặc bắt đầu xấu đi, chúng có thể là một dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh
- Hỗ trợ từ người thân:
Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Và cố gắng đối xử một cách bình thường với người mẹ đó.
Trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà người mẹ có thể tin tưởng ở bên cạnh.
- Điều trị bằng thuốc:
Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà.
Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh và kê đơn thuốc hợp lý.
Trầm cảm sau sinh - 'Sát thủ' thầm lặng đáng sợ ảnh 2 Ảnh minh họa
Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người mắc bệnh tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, và cần sự kiên nhẫn.
Người bị trầm cảm sau sinh nên được nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Và nên ăn uống đầy đủ, ăn nhiều hoa quả, trái cây, tránh thức khuya…
Để phòng chứng bệnh này, người phụ nữ nên được động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh.

                                                                                              (Tổng hợp)
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.