Trái ngọt từ Bảo hiểm Xã hội Tự nguyện

BHXH tự nguyện đã trở thành điểm tựa cho ông Dương Văn Khương lúc tuổi già.
BHXH tự nguyện đã trở thành điểm tựa cho ông Dương Văn Khương lúc tuổi già.
TP - Là một huyện miền núi, biên giới, trình độ dân trí không đồng đều nhưng từ lâu huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã có những người dân, người lao động sẵn sàng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Nhiều người đang hưởng lương hưu, thẻ BHYT từ chính sách này và có nhiều người nữa đang từng ngày chắt chiu, tích lũy cho lúc tuổi già.

Chỗ dựa tuổi già

Chúng tôi đến gia đình ông Dương Văn Khương và bà Nông Thị Ngoan (63 tuổi, ở thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ông bà tươi cười kể về chỗ dựa tài chính lúc tuổi già tuy nhỏ, nhưng ổn định của mình, đó là lương hưu từ tham gia BHXH tự nguyện. Ông Khương kể, năm 1995, ông làm việc tại UBND thị trấn Cao Lộc và tham gia BHXH bắt buộc. Đến năm 2004, khi nghỉ việc ở thị trấn ông chuyển sang trường nghề làm thêm 2-3 năm.

“Tính tới khi nghỉ việc và không tham gia BHXH bắt buộc nữa, tôi có tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc hơn 12 năm. Lúc đó, tôi có ý định hưởng BHXH một lần để có ít vốn làm ăn. Nhưng bà nhà tôi can ngăn và thuyết phục tham gia BHXH tự nguyện nên tôi để lại. Năm 2008, tìm hiểu về chế độ BHXH tự nguyện, tôi đã đăng ký tham gia để cộng dồn vào thời gian đã tham gia BHXH bắt buộc trướcdods. Đến tháng 10/2018, tôi đã có sổ hưu, được cấp thẻ BHYT. Giờ nhìn lại, tôi thấy mình thật may mắn vì đã nghe lời vợ, ông Khương chia sẻ.

Còn theo lời bà Ngoan, khi chồng nghỉ việc, gia đình cũng khó khăn nên bà cũng đắn đo, cân nhắc việc hưởng BHXH một lần để có vốn làm ăn. Nhưng nghĩ tiếc 12 năm công tác được đóng BHXH, và tư vấn của cán bộ BHXH, tôi khuyên chồng để lại và đóng bù thêm BHXH tự nguyện tới khi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Điều này, do bà Ngoan rút ra từ kinh nghiệm bản thân, khi bà cũng từng đi bộ đội, sau chuyển ngành thương nghiệp, với mười mấy năm công tác đóng BHXH.

Tuy nhiên, tới năm 1993, khi nghỉ việc, bà hưởng BHXH một lần, với số tiền chỉ gần 700.000 đồng. Khi đó, khoản tiền này không phải nhỏ, đã giúp gia đình giải quyết 1 số công việc trước mắt, nhưng khi sức khoẻ sa sút đã không còn thu nhập hay chế độ gì. “Từ kinh nghiệm đó, tôi bàn với chồng để lại số tiền đã đóng BHXH, và tìm hiểu để có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Thấy đây là 1 chính sách tốt với nhiều quyền lợi, ưu đãi, có sự đảm bảo lâu dài nên tôi và chồng đã quyết định tham gia đóng thêm. Kết quả, đến tháng 10/2018, khi đủ tuổi nghỉ hưu, ông nhà tôi đã được nhận lương hưu hàng tháng với số tiền 1,8 triệu đồng, và được cấp miễn phí thẻ BHYT”, bà Ngoan tâm sự.

Theo vợ chồng ông Khương, số tiền lương hưu đó tuy không lớn, nhưng được hơn là tâm lý tự tin, yên tâm vì mình tự lo được các nhu cầu bản thân, không phải phiền hà, nhờ vả con cái. Cùng đó, với tấm thẻ BHYT hưu trí, hàng tháng ông có điều kiện đi khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn, không lo là gánh nặng cho con cái.

Trái ngọt từ Bảo hiểm Xã hội Tự nguyện ảnh 1 Dù còn nhiều khó khăn nhưng anh Hoàng Văn Điểu vẫn chắt chiu đóng BHXH tự nguyện, để dành cho tương lai.
Gieo hạt… BHXH tự nguyện Khác với trường hợp kể trên - những người đã biết và hưởng thành quả từ việc tham gia BHXH tự nguyện, có những người dù chưa tới thời điểm được hưởng lương hưu, nhưng hiểu về chính sách BHXH tự nguyện, nên vẫn hàng ngày vun đắp cho tương lai. Điển hình như trường hợp của anh Hoàng Văn Điểu (41 tuổi, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang quyết tâm, nỗ lực hằng ngày để có được số tiền hàng tháng tham gia BHXH tự nguyện, như một của để dành, tích lũy cho tương lai.

Gặp anh Điển khi vừa đóng khoản hàng tháng tham gia BHXH tự nguyện tại UBND thị trấn Cao Lộc, anh kể, anh chỉ là lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng. Hàng ngày, anh làm từ phụ hồ tới bốc vác. Thu nhập hàng tháng chỉ 4 triệu đồng. Dù vậy, mỗi tháng anh vẫn cố tiết kiệm ra 586.000 đồng/tháng để tham gia BHXH tự nguyện. Điều này được anh làm từ năm 2014 tới nay. Số tiền còn lại anh tính toán chi tiêu, tằn tiện cùng vợ lo 2 đứa con.

“Trước đây mình là công nhân nhà máy gạch trên địa bàn, sau 10 năm làm việc và đóng BHXH bắt buộc, nhưng rồi nhà máy khó khăn, công nhân mất việc làm. Với số tiền đã tham gia BHXH trong 10 năm, mình cũng nghĩ tới rút BHXH 1 lần được khoảng 30-40 triệu đồng. Số tiền đó không nhỏ”, anh Điển nói. Rồi anh kể thêm, khi đó cán bộ BHXH huyện khuyên tôi cân nhắc, vì thời gian tham gia BHXH của tôi dài, chỉ cần tham gia BHXH tự nguyện một thời gian nữa là có thể nhận lương hưu khi tới tuổi. Tham khảo thêm ý kiến của người thân và từ tính toán, trăn trở của mình, anh Điển quyết định tham gia BHXH tự nguyện cho những năm còn lại.

Với quyết định đó, từ năm 2014 đến nay, anh Điểu vẫn kiên trì với lựa chọn của mình dù cuộc sống còn không ít khó khăn. “Nhiều lúc muốn bỏ cuộc vì thu nhập hiện tại bấp bênh, lại phải lo cho 2 con ăn học. Có những tháng mưa nhiều, không có người thuê, kiếm đủ tiền ăn đã khó, nói gì tham gia thêm cái khác. Nhưng nghĩ lại mục đích ban đầu của mình, vợ chồng lại động viên nhau cùng cố gắng. Kiên trì đến hôm nay, tôi thấy mình đã đúng, vì nhiều người nghỉ việc cùng thời với tôi, hưởng BHXH một lần giờ số tiền lĩnh cũng tiêu hết rồi. Còn tôi, chỉ cần cố thêm ít năm nữa đã có cho mình một cuốn sổ hưu, một tấm thẻ BHYT để phòng khi ốm đau, bệnh tật. Tôi luôn tâm niệm, tham gia BHXH tự nguyện cũng như trồng cái cây. Cái hạt ban đầu gieo thì nhỏ bé, nhưng kiên trì chăm sóc sau này sẽ có được hoa trái ngọt ngào”, anh Điểu ví von.

Theo BHXH Việt Nam, tới hết tháng 3/2019, cả nước có 295.000 người tham gia BHXH tự nguyện. Từ ngày 1/1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng. Cụ thể, nhà nước hỗ trợ 30% phí đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; nhà nước hỗ trợ 25% phí đóng với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; và nhà nước hỗ trợ 10% phí đóng với các trường hợp khác. Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia tự chọn, nhưng không thấp hơn chuẩn nghèo nông thôn (tức 22% của mức thu nhập 700 nghìn đồng/tháng).

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.