TPHCM xây dựng 'khẩn' chính sách hỗ trợ học phí

0:00 / 0:00
0:00
TPO - UBND TPHCM vừa giao Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành nghiên cứu xây dựng mức hỗ trợ học phí phù hợp đối các với bậc học (trừ bậc tiểu học) từ năm học 2022- 2023.

Ngày 7/6, UBND TPHCM đã có văn bản khẩn về việc chấp thuận chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.

TPHCM xây dựng 'khẩn' chính sách hỗ trợ học phí ảnh 1

Học phí năm 2022-2023 dự kiến tăng cao so với các năm trước

Văn bản này được được ban hành căn cứ theo tờ trình của Sở GD&ĐT TPHCM gửi UBND TPHCM về chủ trương hỗ trợ học phí trung học cơ sở (THCS) công lập và ngoài công lập từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TPHCM.

Theo đó, UBND TPHCM chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, thống nhất chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí cho học sinh công lập và ngoài công lập trên địa bàn TPHCM từ năm học từ 2022 – 2023.

UBND TPHCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Sở Tư pháp nghiên cứu xây dựng mức hỗ trợ phù hợp đối các với bậc học (trừ bậc tiểu học), nhằm giảm tác động xã hội do điều chỉnh mức thu học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đồng thời, UBND cũng yêu cầu Sở GD&ĐT trước ngày 15/6 phải xây dựng dự thảo Tờ trình để tham mưu UBND TPHCM trình HĐND TPHCM theo quy định.

Giữa tháng 5/2022, Sở GD&ĐT đã công bố dự thảo Nghị quyết điều chỉnh học phí từ mầm non đến THPT tại TPHCM để lấy ý kiến hoàn thiện trước khi trình HĐND TPHCM.

Theo đó, từ năm học tới, ngoài bậc tiểu học không thu học phí, các bậc học còn lại từ mầm non đến THPT tại TPHCM sẽ tăng từ 70.000 đồng đến 240.000 đồng/tháng, tùy cấp học và nhóm địa bàn. Trong đó, bậc THCS có mức tăng cao nhất, gấp đến 5 lần (từ 60.000 đồng lên 300.000 đồng/tháng).

Dự thảo nghị quyết nói trên ngay sau đó đã gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng sau dịch bệnh COVID-19, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, việc tăng học phí sẽ gây áp lực lớn cho các phụ huynh học sinh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.