TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo chuyên gia văn hóa dân gian Mai Mỹ Duyên, một ngôi đình, chùa, miễu nếu có hư hỏng thì chúng ta bỏ tiền ra sửa chữa, trùng tu, nhưng một nghệ nhân, nghệ sĩ khi qua đời thì không có cách gì giữ lại được trí tuệ, kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. 

Ngày 9/10, Hội đồng nhân dân TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời số tháng 10 với chủ đề “Phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch tại TPHCM”.

Bảo tồn tài năng, trí tuệ của nghệ sĩ

Phát biểu tại chương trình, TS. Mai Mỹ Duyên – nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nam Bộ nhìn nhận, TPHCM là nơi dung chứa, hội tụ rất nhiều dòng văn hóa của các tộc người trên đất nước ta và cả một số quốc gia trên thế giới. Do đó, vấn đề quan trọng là ứng xử như thế nào với những di sản văn hóa mà các tộc người đã đến và gieo trồng trên mảnh đất này gắn với những di sản văn hóa phi vật thể đa dạng của nhân loại như: đờn ca tài tử, ca trù, cải lương, hát bội, quan họ...

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 1

TS. Mai Mỹ Duyên tại chương trình (Ảnh chụp màn hình).

"Một ngôi đình, chùa, miễu nếu có hư hỏng thì chúng ta bỏ tiền ra sửa chữa, trùng tu, nhưng một nghệ nhân, nghệ sĩ một khi qua đời thì không có cách gì giữ lại được trí tuệ, kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đã được tích lũy. Mấy năm qua, thành phố tiễn đưa rất nhiều cây đại thụ của âm nhạc, đờn ca tài tử và cải lương. Vì vậy phải “giữ” lúc họ còn sống”, TS. Mai Mỹ Duyên chia sẻ và cho rằng thành phố nên sớm có chính sách tôn vinh và đãi ngộ đối với nghệ sĩ.

Chuyên gia văn hóa này cũng cho biết hiện có những quan điểm khác nhau trong hoạt động tổ chức quản lý, chỉ đạo về văn hóa phi vật thể. Hai vấn đề đặt ra là nên bảo tồn nguyên gốc hay là cho phát triển. Lấy ví dụ các buổi diễn của À Ố Show (do Lune Production thực hiện), TS. Duyên cho biết loại hình biểu diễn này phát triển dựa trên cơ sở của truyền thống.

“TPHCM với nét đặc trưng là luôn tiếp nhận cái mới thì chúng ta sẽ phục vụ du khách và người dân trong nước những giá trị có tính chất bảo tồn gần như gốc và cho phép phát triển. Điều đó cho phép công chúng và du khách được rộng đường chọn lựa. Chúng ta cần có món ăn tinh thần ở cả hai khía cạnh như vậy thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch và phục vụ đời sống tinh thần của người dân”, TS. Mai Mỹ Duyên nhận định.

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 2

Quang cảnh chương trình.

TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử TPHCM bày tỏ sự trăn trở khi các giá trị văn hóa lịch sử, di tích bị tổn thương, xâm hại trong quá trình đô thị hóa.

Nhắc đến di tích Lò gốm Hưng Lợi (ở quận 8), TS Hậu bày tỏ sự tiếc nuối, xót xa trước hiện thực di tích này bị xâm hại. “Thành phố cần có biện pháp quyết liệt trong tháo gỡ trách nhiệm, quản lý di tích cũng như đề xuất cơ chế quản lý, bảo vệ những di tích đang và có thể sẽ bị xâm hại trong quá trình đô thị hóa”, bà Hậu nêu ý kiến.

Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của TPHCM

Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết TPHCM có nhiều di tích lịch sử tiêu biểu như: Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Nhà thờ Đức Bà, Chiến khu Rừng Sác, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Những điểm đến này đã được khai thác và đưa vào các chương trình tham quan du lịch trên địa bàn thành phố.

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 3

Dinh Độc Lập là một trong những điểm đến thu hút cả người dân trong nước lẫn du khách quốc tế. Ảnh: Ngô Tùng

Theo bà Hiếu, trong chiến lược phát triển du lịch, thành phố xác định sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử là một trong những sản phẩm chính và sở sẽ tham mưu để triển khai trong từng giai đoạn cụ thể.

Đối với các sản phẩm du lịch mà các quận huyện, TP. Thủ Đức đã giới thiệu trong thời gian qua, Sở Du lịch sẽ chủ trì cùng các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp và các địa phương trên địa bàn thành phố xâu chuỗi, đánh giá và kết nối các điểm tham quan của các quận, huyện trở thành các sản phẩm đặc trưng của TPHCM theo các hướng: sản phẩm theo vùng địa lý liên kết, các sản phẩm theo chủ đề, các sản phẩm du lịch MICE...

“TPHCM có hệ thống di sản, di tích rất phong phú. Đây là cơ sở để Sở Du lịch xây dựng các loại hình, chương trình tour hấp dẫn; đồng thời loại hình sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử luôn là sản phẩm được sự yêu thích, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước”, bà Hiếu nói.

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 4

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu trao đổi tại chương trình.

Để đẩy mạnh và tiếp tục phát triển các giá trị di tích, di sản văn hóa trong quá trình triển khai các tua tuyến du lịch, lãnh đạo Sở Du lịch cho biết sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống tài nguyên du lịch, thông tin cơ bản về du lịch TPHCM để giới thiệu đến công chúng.

Trao đổi thêm, bà Mai Thị Hồng Hoa – Phó Chủ tịch UBND quận 1 cho biết trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời. Đây là lợi thế để kết nối thành các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến trải nghiệm, tìm hiểu về di sản văn hóa của địa phương vốn gắn liền với quá trình phát triển của TPHCM nói chung và quận 1 nói riêng.

Theo bà Hồng Hoa, công tác triển khai các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn quận trong thời gian qua đã tạo được sự quan tâm và yêu mến của du khách đối với các giá trị văn hóa và lịch sử, khơi gợi được niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân trong quá trình lịch sử và phát triển của thành phố.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.